Những năm qua, tỉnh An Giang đã thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc. Nhờ vậy, diện mạo vùng đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc, cuộc sống ngày càng ổn định.
Đa Lộc (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) là xã có gần 80% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Giờ đây, cuộc sống của người dân Đa Lộc đổi thay từng ngày, nhờ địa phương triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước cùng sự phấn đấu vươn lên của người dân.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách lớn có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Nhờ vậy mà bản sắc văn hóa các dân tộc không những được gìn giữ, bảo tồn mà còn được phát huy, chuyển hóa thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển về đời sống kinh tế-xã hội, quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn minh…, các giá trị văn hóa dân gian, truyền thống dân tộc đứng trước nguy cơ bị xói mòn, biến dạng, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và tiên tiến nhằm tiếp tục thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả hơn nữa.
Chôl Chnăm Thmây (lễ chịu tuổi) là Tết cổ truyền lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer, có ý nghĩa mở đầu cho năm mới, đón chào một vụ mùa mới. Năm nay, Tết chính thức diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 đến ngày 16/4, với nhiều hoạt động ý nghĩa, vui tươi. Trong niềm vui lúa được mùa và tôm được giá, đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng đang đón một cái Tết ấm áp, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer, trong 2 ngày 10-11/4, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP Sóc Trăng do Đại tá Bùi Văn Bình, Phó chỉ huy trưởng nghiệp vụ BĐBP tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà các vị sư sãi và phật tử tại 11 điểm chùa Khmer trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Giải đua ghe ngo mừng Tết cổ truyền đồng bào dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây năm 2023 diễn ra từ ngày 14-16/4, thu hút 25 đội đua, với 250 vận động viên.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 7/4, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang do Thượng tá Nguyễn Văn Hiệp, Chính ủy BĐBP tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà các vị sư sãi, à cha và phật tử tại 5 điểm chùa gồm: Sa Đếch Toot, T’ro Păng Chrâu, Nêng Non, Tà Ngáo, Mới (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang).
Nhân Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của dân tộc Khmer, sáng 7/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức 4 đoàn công tác đến thăm hỏi, chúc tết các vị cao tăng, sư sãi, các vị già làng, người có uy tín tại tất cả các chùa, phumsóc của đồng bào Khmer trên toàn tỉnh.
Những ngày này, về tỉnh Trà Vinh, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm gần 34% dân số), sẽ được lắng nghe những thanh âm rộn ràng và cảm nhận rõ hơn một luồng sinh khí mới đang bừng trỗi dậy ở nơi đây. Phumsóc hôm nay đã thật sự “thay da đổi thịt”, việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát huy nội lực để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Giới nhạc sĩ trong cộng đồng Khmer Nam Bộ có rất nhiều người tài hoa, nổi tiếng với những tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng truyền thống đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Nhưng số nhạc sĩ có nhiều công phu tìm tòi sáng tạo để làm mới âm nhạc Khmer truyền thống chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT), nhạc sĩ Sơn Lương, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng và hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn hóa nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng.
Không hiểu có phép lạ nào mà những cành bàng, cành gạo, cành xoan đang trơ trọi khẳng khiu tự dưng lại nhu nhú nảy ra những chồi, những lộc từ những mắt cây khô khốc ấy. Tự dưng những cây tưởng như hết nhựa ấy lại trở nên non tơ và mỡ màng trước màn mưa bụi giăng mờ trời đất của mùa Xuân?
An Giang có khoảng trên 2 triệu người. Ngoài người Kinh, An Giang còn có 28 dân tộc thiểu số với 119.219 người chiếm 5,26% dân số cả tỉnh sinh sống, nhiều nhất là dân tộc Khmer, tiếp đến là dân tộc Chăm, Hoa.
Từ ngày 12/12/2022, các gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ điện thoại thông minh theo nhiều hình thức khác nhau, để có thể tiếp cận thông tin theo Thông tư số 14/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về danh mục, chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025.
Trong các ngày từ 22-25/11/2022, tại Kiên Giang, sẽ diễn ra các hoạt động gặp gỡ, chia sẻ, tọa đàm trong khuôn khổ chương trình giao lưu sĩ quan Biên phòng trẻ Việt Nam - Campuchia lần thứ nhất, năm 2022. Để bạn đọc hiểu hơn vai trò cũng như trách nhiệm của sỹ quan Biên phòng trẻ hai nước Việt Nam - Campuchia, báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP về vấn đề này.