Theo báo cáo số 261-BC-UBND ngày 27/11/2023 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năm 2023, tỉnh đã thực hiện đạt được nhiều kết quả khả quan.
Ngày 27/11, tại bản Cha Khót và bản Na Pọng (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa), Hội Liên hiệp phụnữ (LHPN) huyện Quan Sơn phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo (BĐBP Thanh Hóa) tổ chức Hội nghị thành lập, ra mắt và tập huấn các mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”, “Tổ truyền thông cộng đồng”; truyền thông xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụnữ và trẻ em.
Nhiều năm qua, BĐBP Hà Tĩnh đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng”, Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”, qua đó, đã góp phần giúp đỡ cho hàng trăm em học sinh nghèo có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được đến trường học tập, rèn luyện để ngày một tiến bộ, trưởng thành, hướng đến thành công trên con đường tương lai phía trước.
Phát huy vai trò của người có uy tín, ông Lò Văn Kẹo, dân tộc Kháng, sống tại Bản Hin 2, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã gương mẫu xóa bỏ các hủ tục đã ăn sâu bén rễ trong đời sống thường ngày của người dân địa phương. Ông cũng tích cực vận động bà con người Kháng xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến trên cơ sở giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Cách đây hơn chục năm về trước, xóm núi Lũng Phiắc, thuộc xã biên giới Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được xem là "điểm nóng” về tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép qua biên giới và các tệ nạn xã hội. Hôm nay, diện mạo của Lũng Phiắc đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt và đã dần trở lại bình yên.
Trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả hai người phụnữ ấy vẫn tỏa sáng như đóa Pơ lang bên dãy Chư Pông. Theo chế độ mẫu hệ của người Jrai, mặc dù con cái sinh ra đều mang họ mẹ, nhưng khi lựa chọn bầu một người vào ngôi vị già làng, “lá phiếu” thường nghiêng về ứng cử viên là đàn ông. Chính vì vậy, với những ngôi làng suy tôn người phụnữ làm già làng, chắc chắn “người mẹ tinh thần” ấy phải hết sức đặc biệt. Từ nhiều năm qua, bên dãy núi Chư Pông, thuộc địa bàn biên giới huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, có hai nữ già làng, mỗi người một phong thái nhưng luôn nhận được “chỉ số tín nhiệm” tuyệt đối trong đời sống cộng đồng...
Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp phụnữ tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai, tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụnữ biên cương" tại 2 xã Nậm Chảy và Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Là địa phương có 14,88% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó hầu hết là người dân tộc Khmer, nhờ tích cực đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sóc Trăng đã tận dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.
Thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụnữ biên cương” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụnữ (LHPN) Việt Nam và Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, đến nay, Bộ Chỉ huy BĐBP Cà Mau và Hội LHPN tỉnh Cà Mau đã phối hợp triển khai tại 23/23 xã, thị trấn ven biển của tỉnh. Chương trình đã tạo động lực để nhiều hội viên phụnữ ở khu vực biên giới biển phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Đồng thời, thông qua hoạt động này, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, thắt chặt tình đoàn kết quân dân, chung sức quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Với tâm huyết đem tri thức đến với đồng bào dân tộc Mông vùng sâu, vùng xa biên giới, nhiều năm nay, Đại úy Hơ Văn Di, nhân viên vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Trung Lý, BĐBP Thanh Hóa luôn khắc phục khó khăn, miệt mài đưa cái chữ đến với đồng bào dân tộc Mông ở xã biên giới Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Qua đó, giúp người dân nắm được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp cận khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, xây dựng đời sống ấm no.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG DTTS & MN) mới được đưa vào tổ chức thực hiện tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022. Song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương; sự nỗ lực, quyết tâm cao và tính chủ động trong phối hợp của Ủy ban Dân tộc - cơ quan chủ Chương trình với các bộ, cơ quan Trung ương, thành viên Tổ công tác; sự nỗ lực của nhiều địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện nên đã thu được những thành quả bước đầu, với kết quả một số chỉ tiêu rất khả quan.
Đức Cơ là huyện miền núi biên giới của tỉnh Gia Lai, có 9 xã, 1 thị trấn với gần 19.500 hộ và khoảng 82.000 nhân khẩu, trong đó, hộ đồng bào dân tộc thiểu số là gần 45%, chủ yếu là đồng bào Jrai. UBND huyện cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, có 115 trường hợp tảo hôn. Riêng năm 2023, có một số xã vẫn còn tỷ lệ tảo hôn cao như xã Ia Dom có 5 trường hợp, xã Ia Dok có 5 trường hợp và xã Ia Lang có 4 trường hợp.
Nhằm hướng tới mục tiêu “đưa tỷ lệ tảo hôn về bằng 0”, thời gian qua, Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp để loại bỏ hủ tục này ra khỏi cuộc sống của người dân.
Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc, là đường lối chiến lược của Đảng, là cội nguồn sức mạnh, giá trị cốt lõi và động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời kỳ.