Tại Khóa họp 50 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam cùng Bangladesh và Philippines sẽ đồng tổ chức Phiên thảo luận chuyên đề về đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Ngày 2-6, Đại sứ quán Australia và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụnữ (UN Women) tại Việt Nam đã công bố dự án kéo dài 1 năm trị giá hơn 33 tỷ đồng nhằm hỗ trợ phục hồi và ứng phó cho phụnữ dễ bị tổn thương ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang. Đây là 2 trong số những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 và có nguy cơ cao xảy ra thiên tai ở miền Nam Việt Nam.
Theo sử sách ghi lại, vùng biên khu cực Bắc Hà Giang từ xa xưa vẫn luôn được các triều đại phong kiến coi là một trong những vùng đất tiền đồn có vai trò quan trọng ở phía Bắc. Tương truyền rằng, Thái úy Lý Thường Kiệt đã có lần hội quân lớn ở địa điểm này, nhằm biểu dương sức mạnh và ý chí bảo vệ cõi bờ.
Ngày 28-5, tại xã Hưng Hà, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, Ban Công tác phía Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụnữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp Lê Thị Riêng, Hội LHPN Việt Nam tỉnh Long An, Bộ Chỉ huy BĐBP Long An, Hội LHPN Việt Nam huyện Tân Hưng tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụnữ biên cương” năm 2022.
Embera (còn được biết đến với tên gọi Choco hoặc Katío Indians) là một bộ tộc bản địa với dân số khoảng 50.000 người sống ở phía Tây Colombia và 33.000 người sống tại Panama. Trước đây, người Embera định cư phân tán dọc theo các hệ thống sông của Panama và Colombia. Kể từ những năm 1960, phần lớn dân số Embera đã chuyển đến các cộng đồng định cư và các khu đô thị.
“Mê Kông chảy/ Cây lao đá đổ/ Ngẫm nghĩ voi đi/ Thác Khôn cười trắng xóa/ Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương/ Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn/ Rừng Lào - Miên rộng quá/ Dân Lào - Miên mến yêu/... Ta cởi áo lội dòng sông ta hát/ Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát...” - Từ vùng biên giới xã Vĩnh Xương, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang đang mùa lúa chín vàng, dưới tán lá mướt xanh của những rặng thốt nốt đang mùa hoa dậy hương ngầy ngậy, tôi lắng nghe vẳng từ chốt Biên phòng giọng anh lính người miền Tây ngâm nga những câu thơ trong bài “Cửu Long giang ta ơi” của cố nhà thơ Nguyên Hồng.
Bộ tộc Kayapo tại Brazil là một nhóm bộ tộc có nền văn hóa đầy màu sắc và có nhiều sức ảnh hưởng tại khu vực Amazon. Với dân số 7.000 người, người Kayapo sống rải rác trên khu vực cao nguyên miền Trung Brazil. Là bộ tộc tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường, người Kayapo đã sử dụng sức ảnh hưởng của nền văn hóa bộ tộc để vận động cho các chiến dịch bảo vệ môi trường.
Trong dòng chảy của đời sống hiện đại, bản sắc văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc vùng biên ít nhiều bị mai một, vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vùng biên là vấn đề cấp thiết.
Cơ quan Cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol) gần đây đã cảnh báo về nguy cơ gia tăng nạn buôn người, lạm dụng tình dục, tấn công mạng, buôn bán vũ khí, ma túy và thuốc lá bất hợp pháp.
Đi trong thung lũng Mường Thanh những ngày tháng Tư, đâu đâu cũng rực rỡ sắc hoa ban mỏng manh mà diễm lệ. Với diện tích tự nhiên rộng lớn gần như bao trọn lấy thành phố Điện Biên, cái tên Mường Thanh từ xa xưa vốn đã nổi danh khắp tám phủ mười châu vùng Tây Bắc, bởi đây là cánh đồng lúa lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc cùng nhiều loại gạo thơm ngon. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, tên của vùng đất này còn gắn với những chiến công oanh liệt và gắn với sắc hoa ban rừng giản dị. Ngày nay, những sắc ban tím, đỏ, trắng ở Mường Thanh là một phần biểu trưng cho sự chiến thắng và sự phát triển vươn lên từ lạc hậu, khó khăn của thành phố cực Tây Bắc Tổ quốc.
Những năm qua, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về văn hóa và đặc biệt là Chỉ thị số 355-CT/QUTW ngày 20-4-2017 của Quân ủy Trung ương “Về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật (VHNT) trong Quân đội giai đoạn hiện nay”, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai toàn diện, nghiêm túc, đồng bộ công tác văn hóa, VHNT trong BĐBP đạt kết quả thiết thực.
Thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, đến nay, các đồn Biên phòng đã trực tiếp nhận hỗ trợ, đỡ đầu gần 3.000 lượt cháu học sinh với mức 500.000 đồng/cháu/tháng (đến khi học hết lớp 12). Cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng đã ủng hộ nguồn kinh phí gần 95 tỷ đồng để hỗ trợ, nuôi dưỡng các cháu. Hiện nay, các đồn Biên phòng đang nhận nuôi 359 cháu, trong đó, có 239 cháu nhận nuôi tại đồn, 120 cháu nhận nuôi tại gia đình.
Wayuu là một bộ tộc bản địa sinh sống trên bán đảo La Guajira, phía Bắc Colombia, giáp với Venezuela. Cuộc sống của cộng đồng bộ tộc có cấu trúc mẫu hệ này từ lâu đã thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của sa mạc La Guajira gần khu vực biển Caribe. Bộ tộc Wayuu luôn có ý thức bảo tồn truyền thống văn hóa thông qua sự gắn bó với đất đai và ngôn ngữ riêng của bộ tộc.
Theo Nghị quyết về Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 mới được ban hành, mục tiêu đặt ra là bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9-2022.
Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 nhằm mục tiêu tổng quát: Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân...