Tỉnh Đắk Lắk có đường biên giới dài 71km, tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Để giúp người dân biên giới am hiểu luật pháp, nâng cao ý thức trách nhiệm, chung tay bảo vệ biên cương, những năm qua, BĐBP Đắk Lắk đã triển khai nhiều cách làm hay trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho bà con.
Chiều 23/5, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, BĐBP Quảng Trị phối hợp với chính quyền địa phương, Nhóm từ thiện Trần Tình - Nhóm từ thiện Toàn Liêm (thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức tặng quà cho bà con nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Tân Thành và thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Dòng nước mát lành chảy xối xả vào cánh đồng giúp mùa màng bội thu đã mang tới niềm vui lớn cho bà con dântộc Bru-Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Người dẫn nước về, không ai khác đó chính là những người lính quân hàm xanh của Đồn Biên phòng Làng Mô, BĐBP Quảng Bình. Các anh đã mang nguồn nước sạch tới với ruộng đồng để gặt lấy niềm tin yêu của nhân dân khu vực biên giới.
Sau 2 năm thực hiện Quy định số 01-QĐ/TU ngày 3/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về chỉ định tăng thêm và nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của cấp ủy viên là cán bộ đồn Biên phòng tham gia cấp ủy cấp huyện, cấp xã biên giới; vai trò của các đồng chí cán bộ đồn Biên phòng tham gia cấp ủy địa phương đã từng bước được khẳng định rõ nét. Qua đó đã làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân ở khu vực biên giới trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng biên giới.
Ngày 22/5, Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn (BĐBP An Giang) phối hợp với Đoàn Phường Châu Phú B, Trường THCS Thủ Khoa Huân (thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) tổ chức Hội nghị tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cho 200 giáo viên, học sinh Trường THCS Thủ Khoa Huân.
Quần đảo Guna Yala, Panama với hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ là nơi sinh sống của bộ tộc Guna. Với bản sắc văn hóa riêng, bộ tộc Guna nổi tiếng là hiếu khách và thân thiện, luôn chào đón khách du lịch với các trang phục truyền thống sặc sỡ. Hiện nay, trước các tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển tăng cao, vẫn có khoảng 50.000 người Guna sống trên quần đảo Guna Yala.
Nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên khu vực biên giới.
Cách đây hơn 64 năm, tại buổi Lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và căn dặn cán bộ, chiến sĩ những điều vô cùng quý báu, trong đó, Người nhấn mạnh là phải luôn gắn bó, tận tụy với nhân dân. Khắc ghi lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ra Mai, BĐBP Quảng Bình với những việc làm thiết thực đã vượt qua khó khăn, gắn bó máu thịt với nhân dân để giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia bằng sức mạnh của tình đoàn kết quân - dân.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ văn nghệ sỹ là những người thắp lên ngọn đuốc soi đường, giữ lửa và truyền lửa, đóng vai trò then chốt đối với việc gìn giữ và phát triển văn hóa...
Mạng xã hội chỉ xuất hiện ở vùng dântộc thiểu số từ 6 - 8 năm, nhưng nó có tác động mạnh mẽ đến quan hệ xã hội của tộc người. Trước hết là hình thành ý thức cộng đồng tộc người cao, mang phạm vi xuyên biên giới, phạm vi toàn cầu.
Nhiều năm qua, đồng hành cùng những người lính quân hàm xanh trên các cung đường biên giới tỉnh Cao Bằng, Hà Giang là các thế hệ già làng, trưởng bản và đồng bào dântộc thiểu số ở khu vực biên giới. Họ chính là những “người lính không biên chế” luôn gắn bó cùng BĐBP trong tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc.
Trò chuyện với tôi, bà Vi Thị Thúy, ở bản Tà Ẻn, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La kể rằng, trước đây, bà đã tự tay làm tới mấy chục chiếc khăn, đệm, chăn, gối để mang về biếu nhà chồng trong ngày cưới theo phong tục của người Xinh Mun. Bây giờ thì khác, con gái về nhà chồng không bắt buộc phải mang theo các sản phẩm thổ cẩm nữa. Có lẽ vì vậy mà nghề dệt thổ cẩm của người Xinh Mun có nguy cơ mai một dần theo thời gian. Đó cũng là lý do hoài niệm về nghề truyền thống cứ lớn dần trong những câu chuyện của bà Thúy.
Harari là bộ tộc sinh sống ở thành phố Harar, phía Đông Ethiopia. Thành phố Harar hiện nay vẫn còn những tàn tích của nền văn hóa đô thị tiền công nghiệp độc đáo từ thế kỷ 16. Trong nhiều thế kỷ, thành phố Harar là trung tâm chính trị và kinh tế ở Đông Bắc châu Phi, vì thế, ngành nghề chính của bộ tộc Harari là buôn bán thương mại, trao đổi hàng hóa. Mặc dù những thay đổi chính trị và kinh tế trong khu vực khiến dân số bộ tộc Harari phân tán, nhưng họ vẫn tiếp tục buôn bán chủ yếu trong khu vực.
Chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị Biên phòng và địa phương khu vực biên giới đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong những ngày tháng Năm lịch sử này.
Khu trung tâm xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào buổi sáng trung tuần tháng 12/2020 có điều gì đó diễn ra rất khác lạ. Mặc dù thời điểm này, đại dịch Covid-19 đang bùng phát, nhiều khu vực bị phong tỏa, nhưng hàng trăm con người vẫn đổ về đây để tham dự phiên tòa lưu động xét xử tội phạm ma túy.