Với phần lớn người dân Việt Nam, ai cũng có ước ao được một lần chạm tay vào cột mốc biên cương. Nhưng ở tuyến biên giới Đồng Tháp, do đặc thù về địa lý, địa hình, nên rất nhiều mốc quốc giới đặt ngay trong khu vực nhà dân. Và chính bằng niềm tự hào, tình yêu, trách nhiệm với Tổ quốc, những hộ dân này cả đời gắn bó, tự nguyện chăm sóc, bảo vệ cột mốc như bảo vệ tài sản của riêng gia đình mình…
Rendille là một bộ tộc nói tiếng Cushitic và theo chủ nghĩa du mục sinh sống ở tỉnh Đông Bắc Kenya. Bộ tộc Rendille còn có tên gọi khác là Rendile, Reendile và Randille. Người Rendille có mối quan hệ thân thiết với bộ tộc Samburu. Hiện, có khoảng 64.000 người Rendille sinh sống tại khu vực sa mạc Kaisut ở Kenya.
“Con nuôi đồn Biên phòng” - hình ảnh đã quá đỗi gần gũi, thân thương trong lòng mỗi người lính Biên phòng (BP) và nhân dân trên khu vực biên giới. Do đặc thù địa bàn, cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị và gia đình, các đồn BP lựa chọn cách đồng hành sao cho hợp lý, vừa chăm lo tốt cuộc sống cho các cháu, nhưng vẫn phải bảo đảm ngày hai buổi đến trường trên cung đường gần nhất, thuận lợi nhất.
Mùa Xuân về, bản biên giới Mường Lống, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nằm giữa đại ngàn đẹp như một bức tranh đa sắc màu. Ở vùng đất xa xôi, còn nhiều gian khó, những người lính Biên phòng luôn bám trụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, cùng đồng bào dân tộc Mông vui Xuân, đón Tết đầm ấm.
Ngày 27/1, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị giao ban đầu Xuân Quý Mão 2023. Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP cùng các đồng chí Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP.
Đã thành truyền thống, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị BĐBP trên toàn tuyến biên giới, hải đảo lại chung tay cùng các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho người dân. Điểm nhấn là Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, với nhiều hoạt động thiết thực mang tới không khí đón Xuân vui tươi, lành mạnh, đoàn kết cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới trước thềm năm mới Quý Mão 2023.
Hơn nửa thế kỷ đi qua, tôi vẫn còn nhớ câu nói đầy tâm huyết của già làng Hồ Tơ, đảng viên thời tiền khởi nghĩa ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Vĩnh Linh (nay là huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị): “Chữ Bác Hồ đã khai tâm, khai trí cho dân tộc Pa Kô-Vân Kiều”…
Năm 2022, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Tham mưu BĐBP, Đoàn Thể dục Thể thao BĐBP, các huấn luyện viên, vận động viên (VĐV) thể thao thành tích cao BĐBP đã nỗ lực vượt qua khó khăn, giành thành tích cao về cho đất nước, Quân đội và BĐBP.
Đó là khẳng định của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong chuyến thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh BĐBP, ngày 18/12/2022.
Với gần 30 năm gắn bó, Thiếu tá Lý Văn Hướng, cán bộ quân y Đồn Biên phòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu luôn tâm niệm: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Mỗi cung đường anh đi qua, mỗi câu chuyện đẹp về tình quân - dân được kể như những nốt vui trong bản nhạc mùa Xuân nơi biên cương.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP và sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Cục Chính trị BĐBP đã đoàn kết, sáng tạo, linh hoạt, chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, luôn giữ vững vị trí lá cờ đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng của BĐBP. Năm 2022 là năm thứ 3 liên tiếp Cục Chính trị BĐBP được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc.
Hơn 5.000km biên giới trên đất liền, hơn 3.260km bờ biển cùng các đảo, quần đảo trọng yếu, tiền tiêu trên vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2. Từ núi cao vực sâu đến biển cả mênh mông, sóng dữ. Từ mùa Đông lạnh giá đến mùa Hạ nắng cháy, bước chân của cán bộ, chiến sĩ BĐBP trên các miền biên viễn không ngưng nghỉ…, tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc, duy trì hoạt động quản lý xuất, nhập cảnh, phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Và mùa Xuân năm nay cũng vậy…
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở, đảm bảo quân số trực sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ thường xuyên của những người lính quân hàm xanh nơi biên cương Tổ quốc. Nhiệm vụ đó càng nặng nề hơn khi vào dịp Tết đến, Xuân về, khi người người, nhà nhà đang quây quần bên nhau, chung bữa cơm đoàn viên đầm ấm, các anh vẫn tiếp tục vững chắc tay súng, canh giữ sự bình yên cho đất nước. Hơn lúc nào hết, tinh thần “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” càng thể hiện rõ trên từng bước chân tuần tra của những người lính Biên phòng vì hạnh phúc, an bình của người dân.
Trong kháng chiến chống Mỹ, bên này núi Chư Pông (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là nơi ghi dấu chiến dịch đầu tiên đánh quân Mỹ trên chiến trường miền Nam, với những địa danh Plei Me, “thung lũng Ia Drăng” đã đi vào huyền thoại. Phía bên này núi Chư Pông cũng là quê hương của Anh hùng Kpă Klơng, người con ưu tú của dân tộc Jrai, đã anh dũng hy sinh sau khi trực tiếp tham gia chiến đấu 32 trận, tiêu diệt 124 tên Mỹ-ngụy… Ở góc độ nghệ thuật, Chư Pông cũng là cái tên gợi lên niềm cảm xúc trong sáng tác văn học, âm nhạc với “dáng đứng” được sánh ngang mặt trời. Chư Pông bên này núi hôm nay còn là vùng biên yên bình trong vòng tay người lính Biên phòng.
Trong các ngày 15-16/1/2023, tại xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp Phụnữ, Hội Chữ thập đỏ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Bình, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng các đơn vị đồng hành, nhà tài trợ tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2023.