Ở nơi biên cương Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biênphòng Thanh (BĐBP Quảng Trị) không chỉ chia sẻ với những học sinh trên địa bàn bằng những phần quà để cải thiện bữa ăn hay đồng hành trên con đường tới trường, mà còn trang bị cho các em những kỹ năng để có cuộc sống hạnh phúc, an toàn. Việc chăm chút những mầm non nơi biêngiới được những người lính Biênphòng làm với tất cả tình thương và trách nhiệm.
Sau hơn 3 tháng miệt mài học tập, nghiên cứu tiếng dân tộc thiểu số, giờ đây, những cán bộ, chiến sĩ của BĐBP Đắk Lắk đã thuần thục kỹ năng nghe, nói với tiếng dân tộc Ê Đê, giúp cho tình quân dân nơi biêngiới ngày càng gần gũi, thắm thiết hơn.
Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biênphòng Trịnh Tường, BĐBP Lào Cai đã vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp trong công tác vận động quần chúng, đặc biệt chú trọng làm “Dân vận khéo” thông qua những việc làm thiết thực, giúp dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới… Qua đó, củng cố niềm tin của đồng bào, gắn kết tình đoàn kết quân - dân, góp sức cùng cấp ủy, chính quyền địa phương bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.
Những năm gần đây, công tác văn học, nghệ thuật (VHNT) trong BĐBP đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng. Đội ngũ văn nghệ sĩ quân hàm xanh cũng đã nỗ lực sáng tạo về đề tài “Bộ đội Cụ Hồ” nói chung và người chiến sĩ Biênphòng nói riêng với những góc nhìn mới. Điều đó chứng tỏ sự phong phú không chỉ ở khía cạnh nghệ thuật, mà còn phong phú cả về nội dung, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống quân đội và phản ánh được tâm tư, tình cảm, ý chí, nhịp sống của người chiến sĩ hôm nay. Báo Biênphòng đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP về vấn đề này.
Ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình” của nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn được ví như như một trường ca về tình yêu Tổ quốc, về lòng quả cảm của các thế hệ người Việt Nam trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 3 năm 1962, lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) tổ chức Hội nghị chiến sĩ thi đua lần thứ nhất. Bác Hồ đã đến thăm và nói chuyện với Hội nghị. Sau khi huấn thị những điều quan trọng, Bác tặng cho cán bộ, chiến sĩ câu thơ: “Non xanh nước biếc trùng trùng/Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao/Núi cao sự nghiệp càng cao/Biển sâu, chí khí ta so vào càng sâu/Thi đua ta quyết giật cờ đầu...”.
Mới đây, Đồn Biênphòng Thanh (BĐBP Quảng Trị) đã phối hợp với Trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Xing (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Đường sách biên cương”, nhằm khơi gợi niềm say mê khám phá từ sách cho gần 1.000 học sinh, thầy cô giáo của nhà trường cũng như cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Những trải nghiệm trong bầu trời kiến thức từ ngày hội như gieo hạt “niềm tin” cho học sinh trên hành trình đi tới tương lai.
Với tinh thần đưa sách tiếp cận đến đông đảo cán bộ, chiến sĩ đơn vị cơ sở, vừa qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị đã chọn Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Quảng Trị để tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 2 năm 2023. Những cuốn sách cùng những chiến sĩ mới như quyện hòa với nhau trong niềm vui được bầu bạn vào ngày nghỉ, giờ nghỉ và cả nơi thao trường nắng gió.
Sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, là người thầy vĩ đại thắp sáng nguồn tri thức vô tận... Do đó, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trong BĐBP đã chú trọng việc phát triển văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đời sống tinh thần cho bộ đội.
Cung đường không xa lắm, chỉ chừng 20 cây số theo đường chim bay, nhưng trong “nhật ký hành trình” lưu lại trên xe gắn máy (loại dung tích 100cc) của người lính Đồn Biênphòng (BP) Ia Lốp thì lại xấp xỉ… 1 lít xăng vào mùa khô và gần 2 lít khi mùa mưa về. Chỉ đôi lời giới thiệu ngắn gọn như thế về hai khu dân cư (làng Rinh và cụm dân cư Suối Khôn) thuộc xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai cũng đủ thấm thía sự vất vả, gian nan của các chủ nhân vùng biêngiới trong cuộc mưu sinh và công tác xây dựng, quản lý địa bàn biêngiới.
Nhân dịp kỷ niệm 64 năm ngày Báo Biênphòng ra số đầu tiên (22/4/1959-22/4/2023), do không có điều kiện tổ chức gặp mặt đông đủ, Ban Biên tập Báo Biênphòng trân trọng gửi tới toàn thể các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên quốc phòng, chiến sĩ đã công tác tại Báo Biênphòng qua các thời kỳ; các đồng chí đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ; các đồng chí cộng tác viên và bạn đọc của Báo, lời thăm hỏi trân trọng nhất.
Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023, các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục, rèn luyện nhân cách con người.
Trong 64 năm xây dựng và phát triển (22/4/1959-22/4/2023), Báo Biênphòng luôn có sự đồng hành và đóng góp của đội ngũ cộng tác viên (CTV). Nhiều bài viết của CTV có chất lượng tốt, mang hơi thở cuộc sống, phản ánh sinh động đời sống, công tác và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ BĐBP và nhân dân ở khu vực biêngiới, góp phần nâng cao chất lượng các ấn phẩm của Báo Biênphòng. Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Báo Biênphòng ra số đầu tiên, xin giới thiệu tới bạn đọc một số ý kiến tâm huyết của CTV trong và ngoài lực lượng Biênphòng.