Nhờ chủ động, linh hoạt trong công tác và luôn tận hiếu với dân, những người lính quân hàm xanh nơi vùng biên viễn Hà Giang, Cao Bằng luôn được chính quyền, quần chúng nhân dân tin yêu, ủng hộ, coi là con, là em trong một nhà… Đó là chính động lực, nguồn cổ vũ lớn lao giúp cho BĐBP Hà Giang và Cao Bằng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.
Công cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng luôn có tính thời sự, cấp thiết và nống bỏng trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ những giá trị lịch sử, bản chất cách mạng, khoa học, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm cho hệ tư tưởng của Đảng cầm quyền thấm sâu vào đời sống chính trị, tinh thần của xã hội. Do do, cần tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái thù địch chống phá Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình hiện nay là vấn đề quan trọng cần được đầu tư toàn diện.
Thứ quà ấy có lẽ là đặc trưng riêng có ở xứ này, khi những lò nấu đường hiếm hoi còn sót lại vẫn cặm cụi đỏ lửa, cũng là lúc những chiếc bánh tráng nhúng đường lại dậy lên hương thơm đồng quê dân dã.
Một ngày giữa tháng 2/2023, chúng tôi đến xã Quế An, nơi có tên là làng “Lò nồi”. Khi được hỏi, chẳng ai trong xã Quế An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay còn nhớ nghề làm nồi đất ở đây có tự bao giờ. Và họ bảo, chỉ nghe các cụ cao niên trong làng truyền lại, cách đây gần 200 năm, người dân đã làm nồi đất đem đi khắp nơi trong vùng để bán, kiếm kế sinh nhai.
Nói đến nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, nếu như người dân tộc Thái có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, người Mông có nghề rèn, người Khơ Mú có nghề đan lát thì người Thổ có nghề đan võng gai truyền thống. Nghề đan võng gai không chỉ mang lại thu nhập cho bà con, mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể đáng quý của đồng bào dân tộc Thổ.
Dường như Tết năm nay đến sớm trên các bản vùng cao xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khi những cành đào khoe sắc thắm dọc con đường hướng về cột cờ Lũng Pô - điểm đánh dấu nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Trong không khí rộn ràng lễ hội tại các bản làng, tôi cảm nhận đầy đủ niềm vui của đồng bào các dân tộc sau hơn 2 năm gồng mình vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19...
Được đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ăn của người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng tôi vẫn ấn tượng mãi với món cải khô muối ống lồ ô của người Giẻ Triêng ở thôn Nông Nội, xã Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). Món ăn đã trở thành sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cấp tỉnh hạng 3 sao do Hợp tác xã Y Tuân sản xuất.
Kẹo dừa Bến Tre từ lâu là một trong những thức quà đặc sản của miền Tây nước ta. Không chỉ phổ biến trong nước, kẹo dừa còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan... và đều được người dân quốc tế vô cùng thích thú. Những ai lần đầu ăn kẹo dừa sẽ bị quyến luyến, nhớ nhung bởi hương vị ngọt ngào, mùi thơm dễ chịu. Còn người miền Tây, họ yêu chiếc kẹo giản dị này bởi nó chứa đựng một phần linh hồn của quê hương mình.
Được người dân thôn 7 tín nhiệm bầu làm trưởng thôn vào năm 2020, Đại uý Lê Văn Bình, cán bộ Chi nhánh 716 (Binh đoàn 15, Bộ Quốc phòng) luôn phát huy vai trò “đầu tàu”, thực hiện những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao, góp phần giúp người dân phát triển kinh tế.
Khi thời tiết vừa chớm bước vào mùa khô dịp cuối năm là người nông dân vùng đất Tây Nguyên lại nô nức bước vào mùa thu hái cà phê chín rộ. Vụ cà phê năm nay không chỉ trái đậu sai, được mùa, mà niềm vui của bà con nông dân còn được nhân lên gấp đôi, khi giá bán cà phê cao hơn những năm trước. Chính vì vậy mà tiếng nói, tiếng cười vang lên rộn ràng khắp buôn làng, nương rẫy…
Khu vực biên giới huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có tỷ lệ đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô chiếm trên 90%. Mỗi dân tộc nơi đây đều có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và bản sắc độc đáo. Thời gian qua, chính quyền địa phương luôn coi việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa không chỉ góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa cộng đồng, mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, an ninh- quốc phòng trên địa bàn.
Đau đáu trước tốc độ phát triển của công nghệ số, sự phát triển và giao lưu của văn hóa giữa các vùng miền, của nếp sống hiện đại đang dần làm mai một bản sắc văn hóa truyền thống, những nghệ nhân và một số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã và đang âm thầm, lặng lẽ bảo tồn nghề truyền thống của cha ông mình để gìn giữ cho muôn đời sau.
Bình Phước được mệnh danh là thủ phủ chế biến hạt điều của Việt Nam và thế giới, vì vậy, sản lượng nhập khẩu từ Campuchia sang Việt Nam tăng hay giảm đều tạo ra những chuyển động ở thị trường hạt điều của thế giới. Đầu tháng 9, những đoàn xe chở hạt điều thô từ Campuchia tấp nập sang Việt Nam đã thưa thớt khi hạt điều đã vào cuối mùa. Theo báo cáo của Hiệp hội điều Campuchia, từ đầu năm tới tháng 7/2022, Campuchia đã xuất khẩu 670.000 tấn hạt điều thô sang Việt Nam và con số này được đánh giá là giảm khá sâu.
Đã tồn tại gần một thế kỷ, làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa nổi tiếng của vùng đất Bình Minh, Vĩnh Long nằm hiền hòa giữa hai dòng sông Hậu và nhánh Cái Vồn (nay gần chân cầu Cần Thơ). Dù trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, thế nhưng, làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa vẫn phát triển mạnh mẽ, giải quyết một phần nguồn lao động, nâng cao đời sống của người dân làng nghề và phát triển kinh tế địa phương.
Kinh tế sông được hiểu là các hoạt động kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên sông nước, từ đó, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mang tính đặc trưng cho toàn vùng.