Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Nhìn trên bản đồ, biên giới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biên giới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Tại các hội nghị ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các đối tác đều khẳng định coi trọng ASEAN; mong muốn hợp tác sâu rộng và thực chất, ứng phó hiệu quả các thách thức.
Sáng 26/7 (giờ địa phương), Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân thăm cấp nhà nước tới Italy đã diễn ra trọng thể tại Phủ Tổng thống ở thủ đô Rome, dưới sự chủ trì của Tổng thống Italy Sergio Mattarella.
Chiều ngày 11/7, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến thăm, kiểm tra công tác phối hợp bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng thành phố Hải Phòng. Tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP; Thiếu tướng Trần Hải Bình, Phó Tham mưu trưởng BĐBP và đại diện cơ quan chức năng Bộ Tư lệnh BĐBP.
Tại đảo Phú Quý, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự Lễ chào cờ tại Cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên đảo; trao 1.000 lá cờ Tổ quốc tặng bà con ngư dân huyện đảo; thăm cán bộ, chiến sỹ Trạm Rada 55.
Ngày 15/6, Đảng ủy BĐBP thành phố Hải Phòng, BĐBP Đồng Tháp tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Ngày Đại dương thế giới (8/6) do Liên hợp quốc thông qua thể hiện sự đoàn kết, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững biển và đại dương. Đứng chân trên địa bàn tuyến biển, đảo, thời gian qua, các đơn vị BĐBP đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng và chung tay bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Sau 4 năm tạm dừng vì dịch Covid-19, sáng nay, 29/5, Viện nghiên cứu bảo tồn và Phát huy Văn hoá dân tộc y hợp với Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức trao giải thưởng Đào Tấn cho các tập thể và cá nhân có đóng góp tích cực trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên khu vực biên giới.
Đối với dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha kính yêu bởi cuộc đời Người đã dành trọn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam độc lập - tự do - hạnh phúc. Đối với thế giới, Người là tấm gương sáng ngời về phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả.
Gần 100 văn bản lưu hình dấu và bút tích của các hoàng đế triều Nguyễn về vùng biển Đà Nẵng, truyền thống vươn khơi bám biển của các bậc tiền nhân đã được “trình làng” tại Nhà trưng bày Hoàng Sa (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng). Đây là những sử liệu chân thực góp phần làm sáng tỏ vai trò, vị thế của vùng biển Đà Nẵng trong lịch sử với nhiều thông tin giá trị tới công chúng hôm nay và mai sau.
Khi xa Huế, du khách sẽ có cảm giác nhớ nhung. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từng đưa ra các nhận xét về du lịch Huế: Độc đáo không nơi nào có được; đã được quốc tế công nhận và còn nhiều bí ẩn đang chờ khám phá. Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”.
Được ví như nơi chưng cất giá trị văn hóa, bia Ma nhai tại Khu du lịch danh thắng Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn) là di sản đầu tiên ở thành phố Đà Nẵng được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đi cùng với niềm tự hào sở hữu những giá trị văn hóa vượt thời gian của di sản này, thành phố Đà Nẵng sẽ có những biện pháp tích cực để phát huy giá trị cũng như bảo tồn cho thế hệ mai sau.
Đúng dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2023), tôi đọc được lá thư của một cháu nhỏ gửi tới những người lính Biên phòng. Lời văn mộc mạc, giản dị, chân thật nhưng dạt dào tình yêu thương của em nhỏ mang lại cho tôi những cung bậc cảm xúc khác nhau, giúp tôi cảm nhận rõ hơn về những cống hiến của người lính Biên phòng cũng như những hi sinh thầm lặng, nỗi niềm thương nhớ của hậu phương người lính.