Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Chủ nhật, 24/09/2023 12:35 GMT+7

Từ khóa: "phiến đá cổ"

Độc đáo phong tục ăn Tết của dân tộc Si La ở Lai Châu
Cuộc thiên di và nét văn hóa của người Lào ở huyện Buôn Đôn

Cuộc thiên di và nét văn hóa của người Lào ở huyện Buôn Đôn

Từ nhiều thế kỉ trước, người Lào và người Cao Miên thường đi thuyền ngược dòng sông Sêrêpôk để trao đổi, buôn bán hàng hóa với người dân huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam). Người Lào trong quá trình xuôi theo dòng sông Sêrêpôk qua lại trong lưu vực sông Mê Kông để giao thương đã mang theo những nét văn hóa và tín ngưỡng Phật giáo đến miền đất này.

Cây đủng đỉnh

Cây đủng đỉnh

Năm 2002, tôi về công tác tại một trường miền núi của tỉnh Phú Yên, đúng vào thời điểm trường sẽ tổ chức Hội trại chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3). Chuyện tôi sợ nhất là làm cổng trại và lều trại tại vùng lõm nắng tháng 3, tháng 4 khủng khiếp lắm. Tôi đem chuyện này “tâm sự” với lớp, các em đề xuất chuyện dùng cây đủng đỉnh làm cổng trại, sẽ rất hoang dã mà lãng mạn. Rồi lều trại cũng dùng đủng đỉnh, sẽ tha hồ mát.

Bộ tộc bản địa đặc biệt của đất nước Bhutan

Bộ tộc bản địa đặc biệt của đất nước Bhutan

Bộ tộc Lhop (còn được biết đến với tên gọi Doya) là những cư dân bản địa lâu đời nhất định cư tại phía Tây Nam Bhutan. Trong ngôn ngữ địa phương, “Lhop” có nghĩa là người phương Nam. Người Lhop sống tại các thung lũng thuộc làng Dorokha Gewog, quận Samtse, Bhutan.

Nhà sàn đá độc đáo của người Tày nơi biên cương

Nhà sàn đá độc đáo của người Tày nơi biên cương

Đến miền biên cương Cao Bằng, dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi nhà sàn bằng đá của người Tày. Đây chính là điểm nổi bật và khác biệt so với những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc ở vùng, miền khác trong cả nước. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử và thời gian, những ngôi nhà sàn đá vẫn trường tồn, vững chãi, chở che cho những cư dân hiền lành, chất phác nơi miền biên cương.

Nhân chứng đá Thạch Động

“Nhân chứng đá” Thạch Động

Thắng cảnh Thạch Động, ở phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, nằm ngay cạnh quốc lộ 80 hướng ra cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và chỉ cách biên giới chừng 3km. Mặc dù giờ đây nơi này đã là một điểm du lịch nằm trong quần thể “Hà Tiên thập cảnh” nhưng ngay trước cửa di tích vẫn còn sừng sững một tấm bia chứng tích ghi lại một trang lịch sử đau thương đồng thời là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của vùng đất biên giới Tây Nam.

Về thăm quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng

Về thăm quê hương cụ Huỳnh Thúc Kháng

Những ngày cuối tháng 9, chúng tôi tìm về quê hương của cụ Huỳnh Thúc Kháng ở xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, ghé nhà lưu niệm thắp nén nhang để tưởng niệm, tri ân những đóng góp, cống hiến của cụ Huỳnh Thúc Kháng cho quê hương, đất nước và trải nghiệm cảnh sắc của làng quê trung du yên ả, thanh bình. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với những địa danh đẹp như tranh vẽ như làng cổ Lộc Yên với những ngõ đá phẳng phiu, tinh tươm dẫn vào những ngôi nhà cổ có tuổi đời cả trăm năm hay đắm mình giữa thiên niên hoang sơ, thơ mộng của thắng cảnh Lò Thung - Đá Giăng...

Bí ẩn đá chia ruộng của người Mông

Bí ẩn đá chia ruộng của người Mông

Những bãi đá cổ có hình khắc chưa giải mã được nằm rải rác trên đất nước ta lưu truyền thông điệp bí ẩn về cuộc sống cổ xưa. Trong số đó, phiến đá khắc vạch để đánh dấu chia ruộng đất hiện ở bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ít được nhắc đến nhưng hé lộ bí mật về cách quản lý hành chính cấp làng, bản của người Mông xưa kia sinh cư lập nghiệp tại khu vực biên giới xa xôi này.

Cần đánh thức tiềm năng Linh địa cổ Mẫu Sơn

Cần “đánh thức” tiềm năng Linh địa cổ Mẫu Sơn

Đến xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn du ngoạn, ngoài khám phá vẻ đẹp hoang sơ của vùng núi trên độ cao 1.500m, ngắm những ngôi biệt thự Pháp cổ kính, tận hưởng không khí mát mẻ trên đỉnh núi, nhiều du khách còn tìm đến khu Linh địa cổ Mẫu Sơn. Nơi đây từng là tổng thể kiến trúc thể hiện đời sống tâm linh của người Tày từ thế kỷ X đến thế kỷ XX. Trải qua thăng trầm của thời gian, khu Linh địa cổ Mẫu Sơn đã bị đổ nát, nhưng vẫn thu hút nhiều khách tham quan tìm đến. Để không bỏ phí một điểm đến trong hành trình khám phá Mẫu Sơn, nên chăng, các cơ quan chức năng cần sớm có quy hoạch, đưa khu linh địa cổ vào khai thác du lịch, tạo thêm trải nghiệm cho du khách khi đến với vùng đất biên cương đặc biệt của xứ Lạng.

Cánh Tiên - tháp Chăm cổ nhất Bình Định

Cánh Tiên - tháp Chăm cổ nhất Bình Định

Đến thăm miền đất võ Bình Định, ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng, những bãi biển đẹp nao lòng, còn có những di sản văn hóa độc đáo không chỉ lôi cuốn các nhà nghiên cứu, mà còn hấp dẫn mọi du khách. Một trong những di sản văn hóa đó là hệ thống tháp Chăm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những tháp Chăm vẫn sừng sững giữa trời; là chứng tích còn sót lại của vương quốc Champa xưa trên mảnh đất Bình Định ngày nay. Trong đó, độc đáo và đẹp nhất là tháp Cánh Tiên.

Quà tặng thiên nhiên giữa núi rừng Mộc Châu

“Quà tặng” thiên nhiên giữa núi rừng Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La từ lâu được biết đến như là một vùng đất rộng lớn và đẹp nhất nhì ở Việt Nam. Nơi đây được nhiều người ví như Đà Lạt của vùng núi Tây Bắc với khí hậu trong lành, cảnh quan núi rừng kỳ vĩ, những con đường uốn lượn ôm sát sườn núi, những lớp sương mù dày đặc khiến cảnh vật nơi đây đẹp lạ, mê mẩn lòng người. Đến Mộc Châu, người ta dễ dàng tìm được một không gian yên tĩnh với những đồi chè xanh ngút ngàn, những vườn đào, vườn mận chín đỏ rực luôn sẵn sàng đợi bàn tay của lữ khách hái ăn thỏa thích.

Lên Con Cuông miền Tây xứ Nghệ

Lên Con Cuông miền Tây xứ Nghệ

Từ trung tâm thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, qua các bản làng người Thái, chúng tôi tiến sâu vào vùng lõi của Vườn quốc gia Pù Mát. Theo tiếng của đồng bào dân tộc Thái, Pù Mát có nghĩa là những dốc cao. Vườn quốc gia này được thành lập năm 2002 và được tổ chức Khoa học giáo dục và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, năm 2007.

Ngã ba Đông Dương - Nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật

Ngã ba Đông Dương - Nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật

Ngã ba Đông Dương là điểm tiếp giáp giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Nơi đây, có cột mốc ba biên giới nằm trên đỉnh núi cao 1.068m (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), với trụ hình tam giác, ốp đá hoa cương, mỗi mặt có khắc quốc huy và tên mỗi nước. Đến ngã ba Đông Dương, đứng trên đỉnh núi cao bên cột mốc ba biên, nơi “con gà gáy cả ba nước đều nghe”, mỗi người Việt đều mang trong mình niềm xúc cảm xen lẫn tự hào. Ngã ba Đông Dương trở thành nguồn cảm hứng văn học nghệ thuật của nhiều người khi đặt chân đến đây và chiêm ngưỡng cột mốc chủ quyền thiêng liêng của đất nước.

Linh thiêng chùa nghìn tuổi giữa lòng núi đá

Linh thiêng chùa nghìn tuổi giữa lòng núi đá

Ở phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có một ngôi chùa nghìn năm tuổi là Chùa Hang hay còn gọi là Kim Sơn Tự, tọa lạc trong lòng ba ngọn núi lớn là Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ. Chùa Hang là ngôi chùa linh thiêng, một di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng bậc nhất của Thái Nguyên. Trải qua bao biến động của thời gian, di tích này đã được tu bổ, tôn tạo, trở thành quần thể di tích lịch sử, thắng cảnh văn hoá tâm linh đặc sắc của tỉnh Thái Nguyên.

Lạc vào Cát Cát, say cảnh, say tình

Lạc vào Cát Cát, say cảnh, say tình

Nghe bạn bè nói, đến với bản Cát Cát (Sa Pa) một ngày không bõ. Quả đúng vậy, chúng tôi có dịp “lạc” vào Cát Cát đúng ngày đầu tiên của năm mới. Cái ngày thời tiết ở Sa Pa không hề ưu đãi cho lắm, vì trời mưa ngày một nặng hạt cộng với sương mù đặc quánh, khiến toàn cảnh núi rừng chìm trong âm u, ẩm ướt. Rồi hằng trăm công trình lớn, nhỏ đang ra sức thi công ầm ầm khiến Sa Pa không còn nét hoang sơ như xưa, phần nào làm nản lòng người lặn lội tới đây. Nhưng bù lại, cách đó không xa, lại có một bản Cát Cát làm mê mẩn lòng người.

ZALO