Ngày 20/9, Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia và Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng (2018-2023). Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Đinh Thị Hồng Minh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện Đảng ủy Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng, Bộ Quốc phòng.
Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Thời gian qua, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025 luôn được Đảng ủy BĐBP thành phố (TP) Đà Nẵng xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của công tác xây dựng Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo trong tình hình mới. Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị tập trung lãnh đạo, cụ thể hóa nội dung, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp khả thi, bám sát nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra đi về miền mây trắng, để lại trong lòng cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam cùng nhân dân cả nước niềm tiếc thương lớn. Mọi người nhắc nhớ đến ông là nhớ tới một con người thông minh, ham học hỏi, ham hiểu biết, có trí nhớ tuyệt vời; lịch lãm, tinh tế, song cũng rất thẳng thắn với đồng chí, đồng đội, với cấp trên và với đối tác và đặc biệt tình nghĩa, thủy chung với các bậc tiền bối, với anh em, bạn bè. Cũng là nhớ tới một người lính mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vượt qua nhiều định kiến, có tầm nhìn và mẫn cảm về chính trị, giàu khát vọng và có nhiều cống hiến cho Quân đội, cho đất nước.
Tỉnh Kon Tum có đường biên giới dài hơn 290km tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; khu vực biên giới gồm 99 thôn, làng thuộc 4 huyện biên giới là Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Ia H’Drai và có 24 dân tộc anh em sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 80%. Là khu vực vùng sâu, vùng xa ở khu vực biên giới, trong nhiều năm qua mặc dù đời sống của nhân dân nơi đây đã có nhiều khởi sắc đi lên, song so với mặt bằng chung của cả tỉnh thì cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn.
Huấn luyện viên Philippe Troussier đã tạo ra khá nhiều bất ngờ khi công bố danh sách đội U23 Việt Nam tham dự các trận đấu vòng loại giải U23 châu Á 2024. Một số cái tên nổi bật đã chơi tốt tại giải U23 Đông Nam Á không góp mặt hoặc được tăng cường cho đội tuyển quốc gia. Nhà cầm quân người Pháp có lẽ đang tính đến những kế hoạch dài hơi hơn cho tất cả các chiến dịch mà bóng đá Việt Nam sẽ tham dự trong tương lai.
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp lên công tác ở vùng biên giới Gia Lai. Điểm đến đầu tiên của đoàn công tác chúng tôi là CKQT Lệ Thanh, nơi có cột mốc biên giới 30 - biểu tượng mới của tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai đất nước láng giềng Việt Nam - Campuchia. Không chỉ là cửa ngõ giao lưu hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và Rattanakiri (Campuchia), cột mốc 30 còn là nơi ghi dấu chứng tích về tinh thần chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Ia Kla - Đồn Biênphòng CKQT Lệ Thanh ngày nay.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới vùng biển đảo, Hải đội 2, BĐBP Quảng Bình luôn pháthuy vai trò chủ lực, nòng cốt, chuyên trách, nâng cao năng lực, làm chủ phương tiện hiện đại, chủ động, sẵn sàng ứng phó với sự cố thiên tai, bão lũ; tìm kiếm cứu nạn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả khi có tình huống xảy ra, đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền ngư dân vươn khơi, bám biển.
Thực hiện Chiến lược công tác dân tộc, lực lượng quân đội mà nòng cốt là BĐBP đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các tỉnh vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Việc Ban Bí thư ban hành Kết luận 68 đã góp phần quan trọng tăng thêm sứcmạnh cho tổ chức đảng ở khu vực biên giới; đồng thời, pháthuy tốt vai trò tham mưu của BĐBP đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh nhất là nâng cao năng lực lãnh đạo xây dựng nền biênphòng toàn dân của các cấp ủy đảng ở khu vực biên giới.
Pháthuy truyền thống, phẩm chất, đạo đức người chiến sĩ cách mạng, các anh luôn vượt qua mọi gian truân, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống của BĐBP Việt Nam anh hùng
Cuốn sách của Tổng Bí thư giải đáp kịp thời, đúng đắn và rõ ràng về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng và phương hướng xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng “thếtrận lòng dân.”
Đóng quân trên địa bàn biên giới, nhiều năm nay, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biênphòng Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm tựa tin cậy của người dân. Bằng tất cả tinh thần, trách nhiệm và tấm lòng, các cán bộ, chiến sĩ của đồn đã lặng thầm giúp cho miền phên dậu khởi sắc.
Hơn 20 năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP đã có nhiều chủ trương, giải pháp đúng, trúng, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường các lực lượng bám, nắm địa bàn để tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới. Qua đó, đã huy động được sứcmạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nền biênphòng toàn dân, thếtrận lòng dân vững chắc, phục vụ sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.