Đêm 12/9, rạng sáng 13/9, mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp của nhân dân các xã miền núi tỉnh Lào Cai. Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Quân đội và Công an đã được huy động tham gia tìm kiếm người mất tích và giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định cuộc sống.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững và Phát triển Kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Hà Giang đã giao cho UBND cấp xã, thị trấn làm chủ đầu tư các công trình dưới 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, do cấp xã, thị trấn là cơ quan quản lý Nhà nước chưa có nhiều năng lực và kinh nghiệm trong quản lý các công trình nên không tránh khỏi bộc lộ những hạn chế.
Trong dự thảo Luật Đường bộ, Bộ Giaothông vận tải (GTVT) đề xuất bãi bỏ thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông của Thanh tra GTVT. Theo đó, lực lượng này sẽ chỉ thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm tĩnh về kết cấu hạ tầng đường bộ, vận tải đường bộ tại đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, hệ thống kiểm soát tải trọng xe, dịch vụ hỗ trợ vận tải...
Những ngày này, các cơ quan, đơn vị thuộc BĐBP Khánh Hòa tập trung duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ); tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng trên địa bàn chủ động trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9.
Hội Nhà báo Việt Nam đang xây dựng một hệ thống đăng nhập dùng chung cho tất cả các cơ quan báo chí, đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện để "đối phó" với các "ông lớn" như Facebook, Twitter...
Trong dịp nghỉ Lễ 2/9 và tháng cao điểm an toàn giaothông cho học sinh đến trường, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan chỉ đạo và thực hiện tốt các nội dung trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Mưa lớn, sạt lở đất từ ngày 2 đến ngày 10/8, tại khu vực vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên khiến 15 người chết và mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng. Các địa phương đang tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp dân sớm ổn định cuộc sống.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang nỗ lực mạnh mẽ hướng tới mục tiêu gắn kết kinh tế. Giới chuyên gia đánh giá, việc áp dụng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới mới đây sẽ giúp khối tiến gần hơn đến mục tiêu này.
Đợt mưa lớn trên diện rộng trong những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương. Tính đến sáng 8/8, đã 12 người thương vong. Đáng lo ngại là hồ thủy lợi Đắk N'ting (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Với tình hình mưa lũ như hiện nay, nguy cơ sẽ có hơn 1 triệu mét khối đất sạt trượt xuống công trình, nguy cơ vỡ đập hiện hữu.
Trước tình hình sạt lở, sụt trượt nghiêm trọng và diễn biến phức tạp tại một số địa phương, ngày 8/8, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục đối với 3 công trình, khu vực.
Mưa lớn, sạt lở đất từ ngày 4 đến 6/8 tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lai Châu đã khiến 7 người bị chết, 3 người bị thương, nhiều ngôi nhà hư hại. Giaothông tại nhiều địa phương gặp khó khăn do sạt lở đất đá.
Chiều 18/7, bão số 1 đã đi vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ chiều 18/7, ở khu vực Đông Bắc, Việt Bắc có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm. Hiện tại, các địa phương đang triển khai các phương án ứng phó với mưa lũ sau bão số 1.
Sáng nay, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức họp triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 1 dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Tiến, Phó cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lực lượng chức năng chủ động hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; sơ tán người dân khỏi các nhà yếu, không đảm bảo an toàn.
Huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 35%). Những năm qua, từ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, Cầu Ngang đã triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như xây dựng cầu, đường, nhà văn hóa, công trình nước sinh hoạt... Qua đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây được đổi mới, kinh tế từng bước được nâng lên, hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm đều giảm và đạt chỉ tiêu so với nghị quyết, kế hoạch đề ra.