Kết luận của Ban Bí thư, khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44 của Ban Bí thư, khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới, xác định cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế về quyền con người (QCN) nhằm thúc đẩy thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo đảm QCN, đẩy mạnh đối thoại để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, từng bước thu hẹp bất đồng, khác biệt giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế trong vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Nét mặt tươi tắn, phong cách dễ gần, chị bước vào lớp tập huấn cho người khuyết tật (NKT). Trong không gian của những người đồng cảnh đang ngồi phía dưới, chị bừng lên như một đốm sáng nhỏ. Không chỉ thành đạt trong công việc, chị còn là một trong số ít những phụ nữ khuyết tật có được hạnh phúc viên mãn trong cuộc sống gia đình. Chị là Nguyễn Hồng Oanh, Giám đốc Ban Hành động vì sự phát triển hòa nhập (IDEA), một tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực cho NKT.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, sinh ngày 1-1-1914, trong một gia đình nông dân ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, đã tham gia phong trào đấu tranh chống bọn cường hào ở địa phương, rồi tham gia phong trào bình dân. Đồng chí được kết nạp vào Đảng năm 1937, sau đó được cử làm Bí thư chi bộ. Đến năm 1938, đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Đồng chí đã bị đế quốc Pháp bắt ba lần, bị giam ở các nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột và đã vượt ngục để tiếp tục hoạt động. Suốt thời gian hoạt động cũng như những ngày bị giam cầm, đồng chí luôn tỏ rõ là một người cộng sản kiên cường, góp phần tổ chức, xây dựng cơ sở Đảng, đẩy mạnh phong trào cách mạng ở tỉnh Thừa Thiên.