Ngày 30/9, Trường Tiểu học chất lượng cao Tràng An (thành phố Hà Nội), Báo Biên phòng và Phòng Chính trị BĐBP tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức Chương trình “Vì Biên cương thân yêu”. Những phần quà ý nghĩa đã được trao tặng cho học sinh khu vực biên giới tỉnh Điện Biên.
Đồng bào dân tộc thiểu số như PaCô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy và Bru Vân Kiều,… cư trú chủ yếu ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Một vấn đề nhức nhối về chất lượng dân số luôn được nhắc đến là tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra tại địa phương này. Trong giai đoạn từ năm 2010-2019, huyện Nam Đông có 136 trường hợp tảo hôn; từ năm 2019 tới nay, Nam Đông vẫn còn 37 trường hợp.
Từ ngày 15 đến 26/9, huyện Đakrông (Quảng Trị) tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho hàng trăm nam, nữ thanh niên chưa kết hôn trên địa bàn 6 xã A Bung, A Ngo, Tà Rụt, Tà Long, Đakrông, Hướng Hiệp.
Những mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đã giúp hàng ngàn phụ nữ người PaCô, Tà Ôi, Cơ Tu ở vùng đại ngàn Trường Sơn thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định và giữ được văn hóa truyền thống.
Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.
Tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) vẫn tồn tại dai dẳng trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hiện nay, chính quyền địa phương vẫn đang nỗ lực để kéo giảm tình trạng này.
Trong những năm qua, tấm lòng của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế đã "chạm" đến lòng tin yêu để người dân nơi biên giới nỗ lực vươn lên, xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển.
Tiếng khèn Mông réo rắt gọi bạn, kết nối những tâm hồn con người xích lại gần nhau hơn, tiếng khèn Mông xóa mờ đỉnh núi mờ sương, làm thức dậy cả một miền văn hóa dân tộc tưởng đã bị khuất lấp theo thời gian... Ấy là tiếng khèn Mông diệu kỳ được cất lên bởi một lão nghệ nhân có tài thổi khèn hay, múa khèn giỏi, cũng là một người thợ chế tác khèn Mông tài hoa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái - ông Thào Cáng Súa. Cây khèn Mông đã cùng ông lớn lên theo năm tháng, bồi đắp trong ông niềm đam mê, tâm huyết cả một đời gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc của người Mông.
Trong những ngày qua, các đơn vị Biên phòng đã phối hợp với các tổ chức, cơ quan, đơn vị triển khai nhiều hoạt động hướng về người nghèo khu vực biên giới, sẻ chia với những khó khăn của bà con, góp phần giúp bà con nâng cao đời sống bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực.
Mẹ Việt Nam Anh hùng Căn Thung (thôn Ty Nê, xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã ngoài 100 tuổi, trí óc không còn minh mẫn, nhưng khi thấy những người lính mang sắc phục Biên phòng, mắt mẹ ánh lên niềm vui. Suốt những năm qua, những người con này luôn chăm sóc, lo lắng cho mẹ. Và tình cảm ấy như liều thuốc tinh thần giúp mẹ Thung “xoa dịu vết thương lòng" bởi chiến tranh tàn khốc.
Sau 5 năm bị bán sang xứ người, nhờ sự giúp đỡ của lực lượng chức năng nước sở tại, Tổ chức Rồng Xanh và BĐBP Việt Nam, Hồ Thị Thanh (dân tộc PaCô, trú tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã trở về với người thân của mình. Suốt thời gian sống trong “địa ngục trần gian”, gần như đêm nào, Thanh cũng khóc vì cuộc sống đầy tủi nhục. Ngày hôm nay, Thanh cũng khóc, nhưng là những giọt nước mắt hạnh phúc được đoàn tụ cùng gia đình.
Trong những năm qua, Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP Quảng Trị đã triển khai nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua đó, xây dựng mối quan hệ quân - dân bền chặt, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh.
Cuộc đời đầy những khốn khó và thử thách, nhưng người phụ nữ Tà Ôi ấy đã nỗ lực để vượt qua, để mong cho người dân miền Thượng trên vùng biên viễn A Lưới được sung túc đủ đầy hơn.
Dưới những cánh rừng trên dải Trường Sơn, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà cuộc sống của những người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã có nhiều thay đổi đáng kể. Công tác dân tộc đã và đang hỗ trợ hàng vạn đồng bào DTTS thoát nghèo, vươn lên làm giàu.