“Cũng một kg cá do người dân làm ra, cá hồi Na Uy trị giá trên 300.000 đồng, cá tra của Việt Nam chỉ 30.000 đồng. Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu chú ý đến nuôi cá biển, Chính phủ rất kỳ vọng đến nuôi quy mô công nghiệp. Người nuôi trồng của Việt Nam phải đối mặt rất nhiều rủi ro, chỉ cần thị trường các nước tạm ngừng nhập khẩu một số mặt hàng thủy sản, lập tức người nông dân, doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại” - ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus châu Á (Tập đoàn De Heus của Hà Lan hoạt động toàn cầu) trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Biên phòng.
“Kinh tế ven biển của nước ta giống như “nồi cơm Thạch Sanh”, gắn với cuộc sống của người dân theo chiều dài lịch sử đất nước. Vấn đề then chốt, phải duy trì và phát triển “vốn” tự nhiên của biển, là biện pháp rất quan trọng đối với quốc gia có biển dài và rộng như Việt Nam” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam nêu thông tin gợi mở.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-13, giật cấp 16.
Để trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới...
Trong 2 ngày 31-3 và 1-4, tại các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị đến Khánh Hòa xảy ra mưa lớn kèm theo giông lốc trên diện rộng khiến cho nhiều ghe thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản của người dân bị nhấn chìm, nhà cửa bị tốc mái, hoa màu bị ngập nước. Trước tình hình đó, BĐBP các tỉnh đã nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương giúp nhân dân khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống.
Đợt mưa lũ bất thường ngay giữa mùa khô, kèm theo dông lốc, sóng lớn đã gây thiệt hại về người, nhà cửa, đặc biệt là thiệt hại và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản.
Do miền Trung đột nhiên xuất hiện mưa lũ trái mùa gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân, sáng 1-4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã họp khẩn trực tuyến với các địa phương từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và các bộ, ngành để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và ứng phó với mưa lũ tiếp theo.
Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 28-1-2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển. Để làm rõ hơn về vấn đề này, Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.
Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng Chính phủ vừa mới ký quyết định phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, đặt mục tiêu nuôi biển theo quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao ở vùng biển khơi, với diện tích 30.000ha. Hàng loạt vấn đề đặt ra như: Chọn công nghệ nào phù hợp, sản xuất con giống, kiểm soát dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, liên kết sản xuất theo chuỗi… Đây là những bài toán chiến lược trước mắt và lâu dài, cần có lời giải thực tiễn thỏa đáng.
“Thời điểm này đã hết bão vào vùng Nam Trung Bộ rồi, người dân đang chen nhau mua tômhùm giống thả nuôi, mới có một tuần giá đã tăng thêm 30.000 đồng/con. “Siêu bão” năm 2017 san phẳng toàn bộ vùng nuôi trồng thủy sản trên vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), ai còn “sống sót”, cố gượng dậy và trở lại mạnh mẽ hơn, rút ra nhiều bài học từ bão. Cũng nhờ có giống tômhùm ngoại nhập, giá giảm xuống hơn một nửa, người nuôi kiếm ăn được” - ông Lê Minh Huấn, ở xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, xởi lởi nói.
Vì nguồn lợi trước mắt, một số bộ phận ngư dân trong và ngoài địa phương vẫn lén lút sử dụng các hình thức khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển ven bờ của tỉnh Nghệ An. Hành vi trên gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và sinh kế của ngư dân chân chính. Thời gian qua, BĐBP và các lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để đấu tranh, ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản tận diệt.
Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS), tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động NTTS ven biển, giúp người dân có thu nhập ổn định, yên tâm với nghề.
Cùng với việc thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm kỳ qua, cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ BĐBP Khánh Hòa đã triển khai nhiều chương trình hướng về cộng đồng. Hình ảnh nữ quân nhân BĐBP tự tin, năng động, tích cực trên những hành trình khơi nguồn yêu thương, chia sẻ khó khăn với người dân đã thắp sáng thêm niềm tin yêu, góp phần xây dựng thế trận Biên phòng toàn dân vững chắc trên khu vực biên giới biển Khánh Hòa.
BĐBP thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giúp người dân nâng cao nhận thức về pháp luật, tỉnh ngộ trước những hành vi vi phạm pháp luật, từ đó, vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn… Đó là những hình ảnh, câu chuyện mà chúng tôi bắt gặp khi đi dọc vùng biển Phú Yên. Những việc làm không thể đong đếm ấy đã trở thành “tấm lá chắn” hữu ích, giúp người dân nơi đây có cuộc sống an vui, hạnh phúc.