Một người dân tộc Cơ Tu chỉ lên mỏm đồi cao - nơi đặt chốt tăng gia của Đồn Biên phòng A Xan, BĐBP Quảng Nam và nói rằng, khói bếp nơi này bao giờ cũng bốc lên sớm nhất ở thung lũng được bao bọc bởi 3 ngọn núi Chuôn, Quýt và Ra Lát.
Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Những ai đã từng một lần đặt chân đến hòn đảo tiền tiêu phía Đông Bắc Tổ quốc - đảo Cô Tô ngàn trùng sóng vỗ, chắc hẳn không khỏi bồi hồi xúc động khi đến thăm cột cờ chủ quyền Tổ quốc hiên ngang, sừng sững giữa biển trời Đông Bắc. Cột cờ ấy không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, mà còn bồi đắp cho mỗi người tình yêu quê hương đất nước, tình yêu biển, đảo ở một nơi vô cùng đặc biệt - đảo Cô Tô - nơi cách đây 62 năm Bác Hồ đã về thăm.
Quán triệt phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những năm qua, BĐBP Đắk Lắk đã thực hiện và nhân rộng nhiều chương trình, mô hình giúp dân phát triển kinh tế - xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Đồng Tháp tiên phong, kiểu mẫu trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng nông thôn hiện đại, nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh...
Hẹn hò đã lâu, vào một ngày cuối tháng 7/2023, tôi và nhóm bạn mới có dịp “mục sở thị” mảnh đất trong câu ca nổi tiếng “Anh yêu em Diêm Điền, hàng phi lao gió hát” và chiêm ngưỡng biển Vô cực. Đây là địa danh độc nhất trên suốt chiều dài 3.200km bờ biển ở nước ta với vẻ đẹp tự nhiên, lãng mạn, huyền ảo và đầy kỳ bí, khiến ai đặt chân đến nơi đây cũng không khỏi ngạc nhiên ngay lần đầu trông thấy.
Từ đất làng, họ được sinh ra, lớn lên, rồi được học tập, đào tạo trong môi trường quân đội, trở thành người cán bộ, sĩ quan Biên phòng (BP). Về với núi rừng biên giới, nơi phần đông là những ngôi làng người dân tộc thiểu số (DTTS), họ như những “cánh chim Ch’rao” giữa khoảng trời trong xanh để thỏa sức cống hiến. Quá trình công tác, nhiều người đã trưởng thành, đảm nhận những cương vị quan trọng như đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, chỉ huy cao nhất BĐBP tỉnh, hay đơn giản chỉ là người cán bộ cơ sở bình dị mà vô cùng cao quý trong vòng tay cộng đồng. Chúng tôi đang nói về những người lính BP sinh ra từ đất làng, hiện đang miệt mài cống hiến trên vùngbiên giới Gia Lai...
“Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội và sự chung tay, góp sức của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, quê hương tôi đang khởi sắc theo thời gian. Chúng tôi rất tự hào khi chứng kiến Trường Sa đang “xích lại” gần hơn với đất liền..."
Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm kiếm cơ hội nơi phố thị, chàng trai Cơ Tu mang theo kiến thức đã học trở về nơi mình sinh ra để khởi nghiệp. Gần 3 năm trong vai trò Bí thư Đoàn xã Ga Ry (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam), Riáh Dung đã để lại nhiều dấu ấn trong việc vận động bà con mở đường giao thông, xây dựng cuộc sống mới ở vùng tái định cư và phát triển kinh tế từ cây cam bản địa.
Vừa giành giải Nhất trong Cuộc thi Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc - 2023, Trung tá, nhạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Hải Nam (Đội trưởng Đội Nhạc, Đoàn Văn công BĐBP) đã cùng Đoàn tham gia biểu diễn tại các vùngbiên giới tỉnh Quảng Bình. Trong anh vẫn đầy niềm xúc động, tự hào khi nói về cuộc thi quan trọng này.
Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển lần thứ XIV năm 2023 của tỉnh Bình Định đã kết thúc, nhưng dư âm của Ngày hội đã trở thành nguồn động lực cổ vũ, động viên nhân dân khu vực biên giới biển thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư”, giữ gìn, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Buổi sáng se se lạnh ở biên giới miền Tây, tôi ngồi uống trà với người (có lẽ) nghèo nhất sông Trăng. Ngọn lửa đỏ chập chờn bên trong chiếc cà ràng xỉn đen màu khói bếp khiến cho không khí dần trở nên ấm cúng. Đây là nhà ông bà Tám Lia Thia, gần 70 tuổi. Gia đình có bốn cái không: Không đất canh tác, không đất ở, không sổ hộ khẩu, không sổ hộ nghèo. Họ là một trong số 109 hộ gia đình từ Biển Hồ Tonle Sap về đây sinh sống.
Giữa bốn bề biển cả, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trường Sa, BĐBP Khánh Hòa đã khắc phục những bất lợi về thời tiết, sóng, gió, đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất, trồng thành công nhiều loại rau xanh. Những kết quả đạt được trên mặt công tác này đã khẳng định ý chí khắc phục khó khăn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của người lính mang quân hàm xanh nơi đầu sóng, ngọn gió, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho bộ đội.
Hiện nay, tỉnh An Giang có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, trong đó, có 14 làng nghề và 15 làng nghề truyền thống, với 3.706 hộ sản xuất - kinh doanh, 11.482 lao động có việc làm thường xuyên. Đến với An Giang, du khách sẽ được trải nghiệm, tham quan các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất hàng đặc sản để tìm hiểu các giá trị văn hóa và thỏa thích mua sắm các sản phẩm đặc trưng truyền thống.