Một người dân tộc Cơ Tu chỉ lên mỏm đồi cao - nơi đặt chốt tăng gia của Đồn Biên phòng A Xan, BĐBP Quảng Nam và nói rằng, khói bếp nơi này bao giờ cũng bốc lên sớm nhất ở thung lũng được bao bọc bởi 3 ngọn núi Chuôn, Quýt và Ra Lát.
Trong hành trình về xã vùng cao Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam công tác, chúng tôi cùng anh Bling Ưi, cán bộ UBND xã Tà Pơơ theo con đường bê tông dẫn vào thôn Vinh xuyên qua những tán rừng khi trời đang mưa rả rích. Tại đây, chúng tôi bị cuốn hút bởi đôi tay thoăn thoắt, sạm đen của già Alăng Ró với sự miệt mài, khéo léo trong từng nhát đục để hoàn thành bức tượng gỗ “Người đàn ông Cơ Tu ôm con chim thiêng Trinh” do bà con Cơ Tu trong thôn đặt hàng.
Tuyến đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh nối hai vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Kon Tum là Măng Đen và thủ phủ sâm Ngọc Linh đã được thông tuyến từ năm 2017. Đây là cung đường được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển liên kết vùng, tạo vành đai giao thông khép kín phát triển thế mạnh về du lịch giữa vùng Măng Đen, huyện Kon Plông và thủ phủ sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông. Tuy nhiên, trên tuyến vẫn còn 5 ngầm vượt suối chưa có cầu, gây khó khăn cho giao thông và du lịch.
Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một địa chỉ đỏ, là địa danh lịch sử với bao huyền thoại xúc động, với bao tâm tình nhớ thương với sự linh thiêng và bất tử.
Bà con dân tộc Thái ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên có nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau như: Nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề rèn... Trong các nghề đó, đan lát là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời nhất. Tại xã Chà Nưa, nghề đan lát được người Thái gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, nghề đan lát vẫn được bảo tồn và phát huy.
Ngày 21/5, tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và chính quyền địa phương huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La phối hợp tổ chức Chương trình trồng phục hồi rừng tại bản Hua Tạ.
Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng nhằm thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với Bác Hồ.
Sợ những gì gần gũi nhất mất đi, nghệ nhân A Đai ngày ngày vẫn chau chuốt từng sợi tre, sợi nứa, như muốn lưu giữ thương nhớ của ông cha còn lại. May thay, bây giờ, lão nghệ nhân vẫn còn đủ sức khỏe để truyền lại cho người sau.
Sau gần 1 năm điều tra, ngày 29/4 vừa qua, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị đã truy tố Trần Hoàng Minh Nhật về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Bên cạnh việc phải nhận mức án cao nhất, Trần Hoàng Minh Nhật còn phải nhận bản án lương tâm suốt trong thời gian tạm giam và những ngày chờ thi hành án.
Trước thực trạng văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, người Lô Lô thôn Cờ Tảng, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã bàn nhau thành lập tổ khâu thêu, mở lớp truyền dạy múa, hát để bảo tồn văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Sự hứng khởi, đồng lòng của người dân là điều kiện thuận lợi để các hoạt động trên phát huy hiệu quả trên thực tế, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa từ ngàn đời của người Lô Lô.
Thoắt ẩn thoắt hiện giữa những cánh rừng cao su dưới chân núi Phượng Hoàng, quốc lộ 19 đi qua cặp cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (Việt Nam) và Ozadao (Campuchia) là cửa ngõ thông thương quan trọng bậc nhất trên vùng tam giác phát triển. Gần nửa thế kỷ qua, ẩn chứa trên cung đường này là những nốt thăng trầm trong tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia, ở đó có cả những thuận lợi và thử thách đan xen. Lịch sử là con đường bất tận để kết nối quá khứ với tương lai, nhưng ở “thì hiện tại”, chỉ một thoáng trải nghiệm ngắn ngủi thôi cũng đủ để cảm nhận tình đất, tình người trên biên giới…
Quechua là nhóm bộ tộc bản địa Nam Mỹ sống ở vùng cao nguyên Andean. Người Quechua có lối sống cao nguyên độc đáo ở vùng núi Tây Nam Mỹ. Hiện nay, dân số của bộ tộc Quechua ước tính khoảng 13 triệu người, với khoảng 8-10 triệu người nói ngôn ngữ Quechua.
Đã tròn 25 năm tôi rời quân ngũ. Cứ ngỡ sẽ chẳng bao giờ được trở lại doanh trại, chẳng bao giờ nhớ đến điều lệnh, đến “mười lời thề danh dự”, “mười một chế độ trong ngày”, chẳng bao giờ được quay lại cái thời “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” nữa. Xa lắm rồi một thời áo lính! Thế rồi, mới đây thôi, vào một ngày đẹp trời, họa sĩ Lê Chương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sơn La gọi đến: “Bác ơi, mai mình đi Sông Mã nhé. Đến thăm các đồn Biên phòng của tuyến biên giới Sông Mã, Sốp Cộp, “làm lính Biên phòng” mấy hôm xem sao, bác ạ”. Thế là tôi đồng ý. Vội vàng sửa soạn ba lô và háo hức lên đường...
Mặc dù là một tộc người có ít nhân khẩu nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, nhưng đồng bào Si La lại có nền văn hóa khá phong phú, mang tính đặc trưng riêng, nổi bật là Tết cổ truyền.
Từ xửa từ xưa, người Việt đã có câu “Vui như Tết”. Vậy thì Tết xưa vui như thế nào, cũng là dịp Tết đến để cùng nhau hiểu thêm về một nét đẹp độc đáo trong tâm thức người Việt. Tết là dịp được ăn, được chơi, được tặng quà và nhiều nghi lễ được bảo tồn và gợi lại truyền thống dân tộc. Chẳng thế mà, trong nhịp sống hiện đại, có lúc có ý kiến cho rằng nên… bỏ Tết Nguyên đán, mà nhập vào Tết Dương lịch cho gọn nhẹ, đỡ tốn thời gian, nhưng đã là phong tục thì đâu dễ gì bỏ được?