Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tuy giảm, nhưng vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Để cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc về vấn đề này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với ông Bế Văn Hùng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) vốn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đối với những “bà mẹ nhí” lại càng thiệt thòi và gặp nhiều rủi ro khi làm mẹ ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Để hỗ trợ, giúp đỡ các bà bầu “vượt cạn”, mẹ tròn, con vuông, không thể không nhắc đến vai trò vô cùng quan trọng của các cô đỡ thôn, bản tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hơn chục năm trở lại đây, nắm bắt được nhu cầu tham quan trải nghiệm du lịch cộng đồng ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế, nhiều bản làng, hộ gia đình người dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao đã mở dịch vụ lưu trú (homestay) tại nhà.
Là một nhà thiết kế thời trang sáng giá nhất trong làng thời trang Việt Nam, nhiều năm qua, nhà thiết kế Minh Hạnh đã trở thành “sứ giả văn hóa” mang những chiếc áo dài duyên dáng cùng nét đẹp thổ cẩm của các dân tộc thiểu số Việt Nam đi giới thiệu, quảng bá với bạn bè ở khắp 5 châu. Qua những tà áo dài và các mẫu trang phục do chị thiết kế, Minh Hạnh đã chứng minh một điều: Văn hóa chính là cánh cửa mở ra mọi cánh cửa với thế giới.
Những năm qua, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về văn hóa và đặc biệt là Chỉ thị số 355-CT/QUTW ngày 20-4-2017 của Quân ủy Trung ương “Về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật (VHNT) trong Quân đội giai đoạn hiện nay”, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai toàn diện, nghiêm túc, đồng bộ công tác văn hóa, VHNT trong BĐBP đạt kết quả thiết thực.
Từ bao đời nay, múa dân gian các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn đóng vai trò quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp và là những di sản văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, một số điệu múa dân gian dân tộc đã được các nhà sáng tác, biên đạo múa khai thác, xây dựng thành những tác phẩm múa theo kiểu chắp vá “râu ông nọ cắm cằm bà kia” gây ra sự phản cảm, làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Là một phụ nữngườiMông, từ chỗ không có công việc ổn định, nhưng với ý chí và nghị lực của mình, Sùng Thị Si (ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đã vượt qua nhiều gian khó, trở thành tấm gương cho nhiều thanh niên dân tộc thiểu số noi theo. Hiện nay, Sùng Thị Si là Giámđốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Sà Phìn A, được nhiều người biết đến với tên gọi HTX Lanh Trắng chuyên sản xuất các mặt hàng dệt lanh, thêu trang phục truyền thống, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo khi có dịp đến với cao nguyên đá Đồng Văn.
Dư âm của bộ phim “Lặng yên dưới vực sâu” chưa dứt, nhà văn Đỗ Bích Thúy đã bắt tay vào triển khai dự án phim về đề tài dân tộc miền núi mới. Sự xuất hiện ít ỏi nhưng thành công của những phim về đề tài dân tộc, miền núi thời gian qua cho thấy, đây là một mảnh đất rất màu mỡ, hứa hẹn nhiều tiềm năng, cần những bàn tay “vàng” khai thác.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, do nhiều yếu tố khác nhau, các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và các môn thể thao, trò chơi dân gian nói riêng không tránh khỏi nguy cơ bị mai một, thay vào đó là các trò chơi, trò giải trí mang tính hiện đại. Tuy nhiên, trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên các trò chơi dân gian vẫn chiếm một vị trí nhất định.
Với tư duy đổi mới, ý chí vươn lên mạnh mẽ, tầm nhìn rộng mở, nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS) đã mạnh dạn khởi nghiệp trên chính quê hương của mình. Có người đã thành công, thành danh, có người vẫn đang trong quá trình khẳng định mình. Họ đã và đang truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh tới những bạn trẻ ở các bản làng vùng sâu, vùng xa; đồng thời gửi gắm thông điệp về sự tự tin và nỗ lực của người DTTS trong khát vọng làm giàu.
Khi phố huyện còn chìm trong sương sớm, chúng tôi tiếp tục hành trình lên Tà Xùa (huyện Bắc Yên, Sơn La), nơi có những cây chè gần ngàn năm tuổi. Con đường khúc khuỷu, quanh co theo triền núi có đoạn chỉ là đất hay đá hộc, khiến chúng tôi nôn nao cảm giác say xe. Tôi hạ cửa kính xe, hít thở mùi ngai ngái của cây rừng trong sương sớm. Đập vào mắt tôi là núi rừng hùng vĩ, xanh bàng bạc của cây cối lẫn trong sương mờ.
Trên mạng xã hội từng xuất hiện hình ảnh một số thanh niên người dân tộc Mông tổ chức bắt vợ một cách thô bạo, trong sự phản kháng quyết liệt của các cô gái trẻ vào dịp đầu xuân. Thực tế đó khuấy lên dư luận trái chiều xung quanh tục kéo vợ của ngườiMông, trong đó, phần lớn ý kiến không tán thành cách kéo vợ thô bạo ấy, cho rằng, đây là hủ tục cần xóa bỏ. Vậy, bản chất tục kéo vợ của ngườiMông là gì? Tục này nên giữ hay bỏ?
Ngày 10-9-2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg về Phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015. Trong đó, đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỉ lệ mù chữ của nữngười DTTS dưới 10%, tỉ lệ người DTTS từ 10 tuổi trở lên biết chữ là 98%, tỉ lệ trẻ học tiểu học đúng độ tuổi và học hết tiểu học là 97% trở lên. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS, các mục tiêu này khó có thể hoàn thành nếu không có giải pháp hiệu quả và không xác định được đối tượng trọng tâm để tác động chính sách.
Lời bài hát “Điện về bản em” như nói hộ tâm trạng của biết bao nhiêu người dân các dân tộc Mông, Dao, Pa Dí ở miền biên viễn Mường Khương, trong niềm hân hoan sau bao ngày đợi chờ, mong ngóng. Dòng điện sáng đã về bản, theo đường dây, tỏa đi bên các sườn núi, băng trên những nương ngô, thắp lên niềm tin mới nơi “miền cao núi nhọn” thăm thẳm vợi xa ấy…