Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ bảy, 30/09/2023 04:57 GMT+7
Thắm tình anh em xuyên biên giới

Thắm tình anh em xuyên biên giới

Cụm bản Noỏng Mạ nằm trong Khu bảo tồn quốc gia Hin Nậm Nô của Lào, gần biên giới Việt - Lào. Đường từ cụm bản về đến trung tâm huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn vô cùng khó khăn. Bà con thiếu hạt muối, cân gạo, viên thuốc... đều chạy sang Việt Nam nhờ sự giúp đỡ, cuộc sống diễn ra với tình anh em xuyên biên giới từ bao đời nay.

Lau trắng miền ải Bắc

Lau trắng miền ải Bắc

Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.

Ý Đảng, lòng dân nơi biên cương

Ý Đảng, lòng dân nơi biên cương

Hơn 20 năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP đã có nhiều chủ trương, giải pháp đúng, trúng, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường các lực lượng bám, nắm địa bàn để tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới. Qua đó, đã huy động được sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận lòng dân vững chắc, phục vụ sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Diện mạo mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu

Diện mạo mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu có khá đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cho vay ưu đãi, hỗ trợ cây, con giống, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất... nên cuộc sống của đồng bào Khmer có bước phát triển rõ nét. Cùng với đó, diện mạo các xóm, ấp nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống cũng ngày càng khởi sắc.

Người dành trọn đời mình để kể chuyện biên cương

Người dành trọn đời mình để kể chuyện biên cương

Trong phòng làm việc của mình, những hòn đá, bức tượng mộc mạc, thô nhám được nhà văn Trần Hữu Tòng coi là những tài sản quý, bởi chúng là kỷ vật do bạn bè, đồng đội tặng được ông mang về từ biên giới. Ở cái tuổi xưa nay hiếm của đời người, ông vẫn miệt mài sáng tác. Nếu biên giới thăm thẳm xa là nguồn cảm hứng cho văn ông thì gia đình chính là dòng suối êm đềm nuôi dưỡng cho nguồn cảm hứng ấy trở thành tác phẩm.

Văn hóa của bộ tộc Harari trong thành phố cổ Harar

Văn hóa của bộ tộc Harari trong thành phố cổ Harar

Harari là bộ tộc sinh sống ở thành phố Harar, phía Đông Ethiopia. Thành phố Harar hiện nay vẫn còn những tàn tích của nền văn hóa đô thị tiền công nghiệp độc đáo từ thế kỷ 16. Trong nhiều thế kỷ, thành phố Harar là trung tâm chính trị và kinh tế ở Đông Bắc châu Phi, vì thế, ngành nghề chính của bộ tộc Harari là buôn bán thương mại, trao đổi hàng hóa. Mặc dù những thay đổi chính trị và kinh tế trong khu vực khiến dân số bộ tộc Harari phân tán, nhưng họ vẫn tiếp tục buôn bán chủ yếu trong khu vực.

48 năm thống nhất đất nước: Tổ quốc, ta xây lại đẹp hơn
48 năm thống nhất đất nước: Gìn giữ kỷ vật của Mùa Xuân Đại thắng
Thổi hồn vào gốc cà phê

Thổi hồn vào gốc cà phê

Những tác phẩm mỹ nghệ được chế tác từ cây cà phê với nhiều sắc thái, câu chuyện đậm chất văn hóa truyền thống tại Hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê năm 2023 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã để lại cho người dân và du khách những ấn tượng đẹp. Bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã thổi hồn vào thớ gỗ, biến những gốc cây cà phê xù xì thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Rời núi Giăng Màn vươn lên phía trước

Rời núi Giăng Màn vươn lên phía trước

“Chồng em xuống núi rồi, đi làm dưới xuôi vài tháng mới về” - tôi khá ngạc nhiên khi hỏi chuyện cô gái trẻ ở đầu dốc vào bản Ka Oóc. Đi hết bản Ka Oóc, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, tôi nhận ra, thế hệ trẻ ở ngang lưng núi Giăng Màn giờ đây đã quen với nhịp sống “đầu năm rời núi xuống phố mưu sinh”.

Phát huy tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến

Phát huy tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa sắc màu. Đến nay, đa số người DTTS vẫn theo tín ngưỡng truyền thống, thờ cúng tổ tiên, thờ đa thần với quan niệm “vạn vật hữu linh” và các hình thái tôn giáo sơ khai. Trong tiến trình phát triển của đất nước, các DTTS đã cùng nhau gìn giữ và phát huy tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Hòn ngọc giữa biển trời Tổ quốc

“Hòn ngọc” giữa biển trời Tổ quốc

Từ cửa biển Sa Kỳ ra đến huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) chỉ 15 hải lý, chưa đầy 30 cây số đường biển, trên con tàu cao tốc mà chúng tôi cứ tưởng như vượt hải trình nghìn dặm. Chỉ mong cho con tàu nhanh cập bến Lý Sơn, nên chúng tôi bị cảm giác đánh lừa như thế. Bởi vậy, đứng trên mũi tàu, khi nhìn thấy hòn đảo phía xa xa, lấp lánh như viên ngọc giữa trùng khơi, ai cũng reo lên mừng rỡ.

Người còn lại ở bên đồi Thi Nhân

Người còn lại ở bên đồi Thi Nhân

Ghềnh Ráng, Quy Hòa giờ đã là một quần thể kiến trúc tuyệt mỹ, bởi một phần là sự tạo tác của tạo hóa, một phần nữa bởi bàn tay của những con người yêu vùng đất này. Núi ôm vây lấy thung lũng xanh, hình nửa vầng trăng như tình yêu của một người thiếu nữ. Chẳng trách gì khi thi sĩ Hàn Mặc Tử có một quãng đời đau ở trại phong Quy Hòa, hồn thi sĩ đã được khuây khỏa với núi rừng, với biển xanh mênh mông, với cát vàng, bên cạnh con dốc mang tên “Mộng Cầm”.

Viết ca khúc từ trái tim yêu thương

Viết ca khúc từ trái tim yêu thương

Sau khi được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải B ca khúc “Hành trình tuổi trẻ” trong khuôn khổ cuộc thi sáng tác ca khúc về Đại hội Đoàn lần thứ XII (tổ chức vào ngày 22/6/2022), Trung úy Bùi Huy Toàn đã có thêm nguồn cảm hứng để tiếp tục viết thêm nhiều ca khúc về người lính quân hàm xanh.

Việt Nam - Campuchia Samaki

Việt Nam - Campuchia Samaki

Cách đây hơn 55 năm (ngày 24/6/1967), Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện đầy ý nghĩa này đã ghi dấu trang sử mới trong quan hệ giữa hai nước. Việt Nam - Campuchia Samaki là tên một bài hát ca ngợi tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, đời đời bền vững giữa hai nước Việt Nam - Campuchia. Samaki dịch sang tiếng Việt nghĩa là đoàn kết. Hơn nửa thế kỷ qua, lãnh đạo và nhân dân hai nước luôn khẳng định quyết tâm cùng vun đắp mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện, gắn bó cùng phát triển, đó chính là tài sản vô giá mà bao thế hệ người Việt Nam - Campuchia đã phải trải nhiều hy sinh, mất mát mới có thể giành được.

ZALO