Xuân Quý Mão 2023 đang đến gần, người người, nhà nhà đang chuẩn bị đón một mùa Xuân mới với ngập tràn niềm tin yêu và hy vọng. Nghĩ đến Tết và mùa Xuân, trong tôi lại rạo rực, bồi hồi với những khúc ca về mùa Xuân biên cương, bởi nơi đó có những người chiến sĩ Biên phòng ngày đêm chắc tay súng bảo vệ phần đất thiêng liêng của Tổ quốc mà có khi không có cơ hội được trở về đoàn tụ với gia đình.
Không biết từ bao giờ, người ta đã đặt cho tháng Mười hai cái tên thân thuộc: Tháng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tháng của cựu chiến binh, hay Tháng của những người lính.
Ánh nắng vàng chiếu sáng trên trục đường quốc lộ 9 về cửa ngõ phía Đông của tỉnh Gia Lai khiến chúng tôi nhớ An Khê Trường - căn cứ địa buổi đầu của phong trào nông dân TâySơn (1771-1773). Nơi đây đã khơi dòng lịch sử về một trong những di tích trong quần thể TâySơn Thượng Đạo ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Vùng đất này còn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân Ba Na bản địa và nơi định cư sớm của người Việt trên vùng đất Tây Nguyên.
Nếu như trước đây, Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm/lần vào những năm chẵn (bắt đầu từ năm 2000) thì đến năm 2020, do dịch Covid-19 bùng phát đã phải tạm hoãn, gián đoạn và đến năm 2022 được tổ chức trở lại nhưng với hình thức mới. Các hoạt động sẽ không tập trung mà trải dài cả năm, đồng thời cũng là hoạt động kích cầu du lịch của tỉnh với tiêu chí “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong tình hình mới.
Chủ tịch nước cho rằng, việc tôn tạo, phát huy giá trị Khu đền thờ TâySơn Tam Kiệt có ý nghĩa hết sức thiết thực để nơi này trở thành một địa chỉ văn hóa lịch sử đặc biệt.
“Hà Tiên thập cảnh” là cụm từ của người xưa hay dùng để nói đến vùng đất xa lắc cuối cùng ở mạn biên giới biển phía Tây Nam, tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. 10 cảnh đẹp trong huyền thoại đó bây giờ diện mạo ra sao?
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn quan tâm đến đồng bào các dân tộc và những người lính Biên phòng nơi biên cương Tổ quốc. Thấu hiểu những tình cảm ấy nên những năm qua, các con, cháu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực hiện di nguyện của ông bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bộ đội và đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Bình.
Theo những câu hát của Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên: “Sừng sững chòi cao trên hòn đảo nhỏ/ Như ngọn hải đăng bốn mùa sóng gió/ Thái Văn A, Thái Văn A đứng đó/ Yêu đảo như quê giây phút chẳng rời…” trong bài hát nổi tiếng “Thái Văn A đứng đó” của nhạc sĩ Văn An, tôi đã đặt chân lên đảo Cồn Cỏ của mảnh đất Quảng Trị anh hùng bằng sự hứng khởi, háo hức nhất.
Đại úy Lê Đức Trí, Đội trưởng Đội Tuyên truyền Văn hóa, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Bình thuộc “hiện tượng” của lực lượng BĐBP khi là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam mà công việc lại không thuộc cơ quan chuyên môn về nghệ thuật. Chủ đề xuyên suốt trong những tác phẩm của anh là những xúc cảm với biên cương, chứa chan niềm tự hào về những người lính Biên phòng đang ngày đêm bảo vệ biên cương Tổ quốc…
Dành 12 năm đi sưu tầm, ghi chép, sao chụp lại các tư liệu cổ, môn phái võ thuật trong cả nước, Tiến sĩ kiêm võ sư Phạm Đình Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Phát triển và Quảng bá Võ học Việt Nam đã kịp lưu giữ lại nhiều văn bản in bài thiệu cổ được ghi chép bằng chữ Hán Nôm. Ông Phong có thể dành cả ngày nói về võ, kể tên từng võ sĩ nổi danh qua các thời kỳ ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Nội, Bắc Giang… Ông tiếc nuối khi có những bài thiệu ghi bằng chữ Hán Nôm trên giấy dó bị mục, rách, đứt mất phần tên gọi, đứt vài câu chữ và phải mò mẫm để ghép nối.
Trận Ngọc Hồi-Đống Đa đại thắng đã khẳng định tài cầm quân và nghệ thuật quân sự tài ba của Hoàng đế Quang Trung, mãi là bản anh hùng ca bất hủ của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chiếc Cúp, biểu tượng vô địch một giải đấu bóng đá, xuất phát từ hình tượng cái cốc uống đựng đầy rượu nho hoặc bia để trao cho lực sĩ mạnh mẽ nhất thời xưa. Đó là Chén Vàng vinh quang, Chén Thánh kỳ diệu của biết bao người, và cả là Chén Đắng nữa.
Đạo quân TâySơn bách chiến bách thắng trong lịch sử, nổi tiếng là thiện chiến, có thể cưỡi voi, phi ngựa, đánh thủy, đánh bộ, sử dụng pháo, súng thần công và đặc biệt là thành thục chiến thuật “chiến tranh nhân dân”. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là đóng góp vào thành tựu quân sự đó có điều kiện tự nhiên của dải đất Bình Định cổ xưa, với thế núi hình sông như trận đồ.
Sau giờ huấn luyện, Binh nhì Lê Nguyễn Ngọc Thiện lại ra khoảng sân trống phía sau Đại đội Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Bình Định để ôn lại bài Hùng kê quyền, một trong những bài võ cổ truyền do Nguyễn Lữ, một trong 3 anh em nhà TâySơn sáng tạo.
Nghe nói nhiều đến Chương trình Học kỳ Quân đội, nhưng đây là lần đầu tiên, chúng tôi được trực tiếp chứng kiến những “chiến sĩ nhí” trang phục chỉnh tề, thực hiện các nội dung quân sự tại Học viện Biên phòng trong Chương trình Học kỳ Quân đội năm 2019.