Là nam giới nhưng lại chọn theo đuổi nghệ thuật múa dân gian, chàng biên đạo trẻ Hà Tứ Thiên, dân tộc Thái đã chứng minh cho gia đình và thầy cô thấy quyết định lựa chọn con đường nghệ thuật của mình là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với sở nguyện của bản thân. Dưới ánh đèn sân khấu, những vai diễn của Hà Tứ Thiên luôn tỏa sáng, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam.
Ngày Nam Bộ kháng chiến (23-9-1945) có ý nghĩa sâu sắc trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện lịch sử này đã để lại nhiều bài học quý báu cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tối 2-8, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức lễ tổng kết, trao giải Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân (CAND)” lần IV năm 2020.
Ngày thi đấu thứ 3 tại SEA Games 30, đô cử Hoàng Thị Duyên đã thiết lập kỷ lục mới ở nội dung cử tạ 59kg nữ. Trong khi đó, đội tuyển wushu cũng có ngày thi đấu bùng nổ khi mang về thêm 3 tấm huy chương Vàng (HCV) trong tổng số 8 HCV mà đoàn Việt Nam giành được. Với thành tích 23 HCV, 27 HCB, 25 HCĐ, đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN) tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trên bảng tổng sắp huy chương.
Trong những ngày cuối tháng 9, trên các nẻo đường Tổ quốc lại vang lên bài ca “bất hủ” với cái tên “Nam bộ kháng chiến” do người con của quê hương Vĩnh Long sáng tác nhân ngày Bác Hồ kêu gọi đồng bào miền Nam nhất tề đứng lên kháng chiến chống Pháp. Người nhạcsĩ ấy là TạThanhSơn, quê ở thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Khi nhắc tới đàn tính tẩu trên mảnh đất Điện Biên anh hùng, người chơi đàn sẽ nghĩ ngay tới nghệ nhân Mào Văn Ết - người có thâm niên chế tác đàn tính tẩu giỏi nổi tiếng ở vùng Tây Bắc. Dù đã ngoài 70 tuổi, nhưng nghệ nhân Mào Văn Ết vẫn bền bỉ tìm tòi, sáng tạo, gìn giữ và tôn vinh nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Theo thông tin từ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đại úy Lê Kiếm Sơn, BĐBP Hà Tĩnh là gương mặt đại diện cho lực lượng BĐBP có mặt trong danh sách “10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016”.
Cùng với nhiều thứ âm thanh thôn dã khác, tiếng giã gạo luôn là nỗi nhớ khôn nguôi trong hồn người xa quê, xa xứ. Cái âm thanh thậm thịch, thậm thình đều đều nhẫn nại không chỉ là nỗi nhớ trong tâm tưởng, mà đã thành tên gọi của một xóm cư dân người Việt cổ - xóm Thậm Thình, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - nơi Đất Tổ Vua Hùng. Tương truyền đây là nơi chuyên giã gạo cung triều. Từ âm thanh đặc trưng của va đập cối chày ấy mà có tên là "xóm Thậm Thình".
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương "Đất nước" của trường ca "Mặt đường khát vọng" đã khái quát tượng hình Tổ quốc từ những trầm tích văn hóa, chiều sâu của tâm thức dân tộc. Ở đây, nhà thơ đã huy động rất nhiều vốn liếng trí tuệ, sự từng trải, gửi gắm bao kỷ niệm suy tư hòa quyện vào nhau tạo thành một cấu trúc tương phản, cuốn hút, giàu sức thuyết phục.
"Sống hay chết/Chưa ai người biết trước/Cuộc chiến này còn quá đỗi cam go/Liệu ý chí của một người lính trận/Vượt qua chăng số phận dày vò???... Ồ!... Nếu không thắng - có nghĩa là ta chết!/ À á ha!!!... Nếu chết - hết làm thơ/ Ta phải SỐNG - để YÊU và ĐƯỢC VIẾT/Viết những lời YÊU CÁI ĐẸP đến vô bờ!"... Trong "Lần thứ ba" truyền hóa chất chống chọi với căn bệnh ung thư hạch cổ, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã viết như vậy. Và ông đã vịn vào câu thơ để sống, để vượt qua bệnh tật, để cống hiến cho đời. Tập thơ "Cảm tạ cuộc đời" ra mắt vào tháng 6-2015 là minh chứng cho sức sống bất diệt của thơ ca và nghị lực phi thường của một người lính có tâm hồn yêu cuộc đời, yêu thi ca và cái đẹp.
"Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với cảm hứng sách thiếu nhi" là tên của triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội). Qua triển lãm giúp người xem thấy được những đóng góp của ông với văn học nước nhà, cho thiếu nhi cũng như trong công tác xuất bản sách thiếu nhi.
Mới khi nào tóc còn xanh, giờ đã bạc trắng. Bạn bè cùng tuổi còn rất ít. Xung quanh nhà tôi trước đây toàn là cánh đồng xanh biếc, đứng ở đó có thể nghe thấy chuông nhà thờ Phùng Khoang, Thái Hà, tiếng tàu điện leng keng chạy Ngã Tư Sở - Hà Đông… Thế mà bây giờ, tất cả đã thay đổi, sông xưa giờ thành phố cao" - Ông Nguyễn Bá Đạm là một nhà giáo già, 95 tuổi, quê ở làng Mọc, Ngã Tư Sở (Thanh Xuân) tâm sự.
Chẳng những xinh đẹp và tài năng, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Quỳnh Liên còn là một nhân cách hiếm quý trong giới biểu diễn nghệ thuật hiện nay. Ở đâu cần, từ hải đảo xa xôi đến vùng cao biên giới, "sơn ca" Quỳnh Liên đều có mặt và cất cao tiếng hát, chia sẻ sự nhọc nhằn với những mảnh đời bất hạnh.
Đến hẹn lại lên, chương trình văn nghệ "Biên giới khúc tình ca…" được tổ chức luân phiên 2 tháng 1 lần, truyền hình trực tiếp trên sóng các đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với nước bạn Cam-pu-chia. Lần thứ nhất do Đài PT-TH Bình Phước, lần 2 Đài PT-TH Long An và lần thứ 3 do Đài PT-TH và Bộ Chỉ huy BĐBP Kiên Giang phối hợp tổ chức... Rút kinh nghiệm từ 2 kỳ tổ chức trước, chương trình lần này có nhiều nét mới cả về nội dung, lẫn hình thức thể hiện; để lại những kỷ niệm đẹp, ấn tượng sâu sắc trong lòng cán bộ, chiến sĩ, chính quyền, nhân dân hai bên biên giới và khán giả xem truyền hình.