Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ sáu, 09/06/2023 02:19 GMT+7
Ban vẫn nở ở vùng đất Ngã ba biên

Ban vẫn nở ở vùng đất "Ngã ba biên"

Tự hào là những người bảo vệ an ninh biên giới trên mảnh đất cực Tây của Tổ quốc, đoạn ngã ba biên giới giáp với Trung Quốc và Lào, những năm qua, các chiến sĩ “quân hàm xanh” ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn làm tốt công tác phối hợp với người dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới và phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù số hộ nghèo còn chiếm tới hơn 60%, song mảnh đất miền đất cực Tây này đang từng bước chuyển mình hứa hẹn trở thành “điểm sáng” về kinh tế, chính trị, văn hóa và quốc phòng, an ninh ở vùng đất “Ngã ba biên”.

Hệ lụy từ việc khan hiếm lao động nghề biển ở các tỉnh phía Nam

Hệ lụy từ việc khan hiếm lao động nghề biển ở các tỉnh phía Nam

Hiện nay, tại một số tỉnh phía Nam, nghề biển đang đối mặt với vô vàn khó khăn do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, thu nhập từ nghề biển không cao, trong khi đó, một số tàu cá kéo dài phiên biển đến “ngạt thở” (4-5 tháng mới vào bờ để giảm phí tổn). Vì vậy, nhiều lao động không mặn mà với nghề biển. Từ đó, các chủ tàu phải sống chết với bài toán “kiếm bạn chài bằng mọi giá”dẫn đến nhiều hệ lụy.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Người phác thảo những mảng tối của phố thị

Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Người phác thảo những mảng tối của phố thị

Nếu ai chưa từng biết nhà văn Sương Nguyệt Minh ngoài đời mà chỉ đọc các tác phẩm trong tập truyện ngắn “Dị hương”, hay tập tản văn “Đàn ông chọn rãnh ngực sâu” có lẽ sẽ không nghĩ anh là một cây bút của quân đội. Phía sau cặp kính cận dày là đôi mắt thật tinh tường khi anh nhìn đời để viết nên những trang văn đầy chất trào lộng, châm biếm, dí dỏm mà cũng thật chua cay...

Lời tri ân những ngôi sao tuyến đầu

Lời tri ân “những ngôi sao tuyến đầu”

Trong cuộc chiến chống “giặc” Covid-19, không tổ chức, cá nhân nào đứng ngoài cuộc. Với các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh… cũng thế, công tác phòng, chống dịch là hiện thực cuộc sống sinh động để họ sáng tạo, sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật vị nhân sinh.

Hoa vẫn nở giữa xứ ngàn sương

Hoa vẫn nở giữa xứ ngàn sương

Qua khỏi cổng, chiếc xe từ từ leo một đoạn dốc rồi dừng lại trước nhà làm việc của Chỉ huy Đồn Biên phòng Xuân Trường, BĐBP Cao Bằng. Biết có khách hẹn, chỉ huy đồn trong trang phục chỉnh tề ra tận cửa xe đón chào theo lễ tiết lực lượng vũ trang, bắt tay từng người. Trong cái lạnh thấu xương của xứ Đồng Mu, chúng tôi cảm nhận được hơi ấm từ nụ cười và cái bắt tay của những người lính mang quân hàm xanh đã gây được ấn tượng từ phút gặp gỡ ban đầu. Thượng tá Hoàng Văn Lợi, Chính trị viên vui vẻ mời chúng tôi vào phòng tiếp khách của chỉ huy.

Tôi là nhà văn chiến tranh

“Tôi là nhà văn chiến tranh”

Đại tá, nhà văn Sương Nguyệt Minh đến với văn chương khá muộn. Năm 35 tuổi, khi Sương Nguyệt Minh đang làm trợ lý văn hóa văn nghệ cho Viện Quân y 103, bỗng nhiên “nuôi mộng” văn chương. Thế nhưng, truyện ngắn đầu tay đăng báo không hề êm xuôi, bị không ít báo từ chối; đến khi được in, thì dính vào kiện tụng... Gần đây, tiểu thuyết “Miền hoang” về đề tài chiến tranh cách mạng của ông thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về quá trình sáng tác của nhà văn, phóng viên (PV) đã có cuộc phỏng vấn ông xoay quanh nghiệp văn chương.

Kỳ vĩ Trường Sa

Kỳ vĩ Trường Sa

Nói đến Trường Sa là nói đến sự vất vả, gian lao trong nắng gió, bão giông và bản lĩnh thép của những người lính giữ gìn biển đảo, thềm lục địa Tổ quốc. Nhưng, còn một thế giới thiên nhiên bí ẩn, kỳ vĩ nữa lúc ẩn lúc hiện, lúc xa lúc gần... và làm cho hành trang người lính đảo thêm tươi đẹp, vẫn chưa được khám phá.

Ngày xuân nói chuyện thưởng trà

Ngày xuân nói chuyện thưởng trà

Ở Việt Nam, việc thưởng (thức) trà tuy không coi là "Đạo", nhưng đã mang tầm nghệ thuật cao siêu mà những dân tộc tự hào có trà đạo từ lâu đời cũng phải suy ngẫm, bởi cái cốt lõi không phải là nghi thức, mà bằng tất cả các giác quan, cảm nhận được sự vi diệu, tinh túy của đất trời và tình người.

Viết về người lính hôm nay - Những thách thức không nhỏ

Viết về người lính hôm nay - Những thách thức không nhỏ

Trong chiến tranh, người lính là đối tượng sáng tác chính của các nhà văn. Điều này được chứng minh qua văn học hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta. Thành tựu và hạn chế của văn học kháng chiến với hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” là nhân vật trung tâm đã được nhiều nhà lý luận phê bình nghiên cứu, công bố.

ZALO