Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, hoạt động trong bối cảnh rất phức tạp, nhưng cán bộ, chiến sĩ của Trạm Biên phòng Lò Gò, Tây Ninh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tự lực tự cường, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh biên giới, đơn vị đã đứng vững trên vị trí tiền tiêu, kiên cường đánh trả địch, lập công xuất sắc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Tối 11/3, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Trái tim biển đảo”. Tham dự chương trình có các đồng chí: Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các Ủy viên Trung ương Đảng; thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành...
Dọc theo chiều dài hơn 231km đường biên giới của tỉnh Lạng Sơn, trên những điểm cao, những đỉnh núi đá có rất nhiều tổ công tác của BĐBP đang ngày đêm làm nhiệm vụ. Trong những ngày Tết Nguyên đán, những người lính quân hàm xanh vẫn kiên trì bám chốt, lặng thầm làm tròn sứ mệnh nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ “phên dậu” của Tổ quốc.
Nếu đội ngũ các nhà khoa học khai mở cho xã hội về tri thức thì văn nghệ sĩ khai mở về cái thiện, cái đẹp và tình yêu thương. Trong thời bình hay thời chiến, lúc thuận lợi hay khi khó khăn, văn nghệ sĩ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển đất nước, tạo tâm thế, cảm hứng cho nhân dân để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Hơn lúc nào hết, văn nghệ sĩ hôm nay cần đến bản lĩnh, nhân cách, khả năng dự cảm, dự báo, góp phần mở đường cho đất nước phát triển, hội nhập sâu rộng với thế giới hiện đại.
Một nhàthơ đã từng ví: Những ngôi mộ hình chữ nhật màu vôi trắng trong nghĩa trang liệt sĩ là một phím đàn piano mà từ đó ngân vọng lên những âm thanh chưa bao giờ tắt của những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ. Đọc lại thơ viết về đề tài thương binh liệt sĩ từ trước tới nay, tôi thấy nhiều nhàthơ viết về ngôi mộ trong những lần đến viếng thăm, thắp hương tri ân các liệt sĩ tại các nghĩa trang bằng tất cả tấm lòng của mình. Và qua lăng kính của tâm hồn thi sĩ họ đã viết những bài thơ hay như những “tượng đài thơ” trong lòng bạn đọc, sống mãi với thời gian, với những rung cảm mãnh liệt ...
Khẳng định chủ quyền đất nước là phần giá trị đáng ghi nhận của thơ ca Việt Nam. Lòng yêu nước được thể hiện đậm đà trong những thi phẩm viết về biên giới và biển, đảo của Tổ quốc. Bởi mỗi tấc đất, con sóng thuộc lãnh thổ Việt Nam là tài sản vô giá tổ tiên để lại, thấm muôn vàn mồ hôi, máu xương của nhiều thế hệ trong hành trình dựng nước, giữ nước bi tráng của dân tộc.
Là người con của quê lúa Thái Bình, thế nhưng sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, TrịnhCôngLộc đã tự nguyện xin về Quảng Ninh để công tác. Bởi theo ông, mảnh đất phía Đông Bắc Tổ quốc này có biển, có rừng, nơi có thể “nuôi dưỡng” nguồn cảm hứng, sáng tác. Và cũng chính nơi đây, ông đã cho ra đời nhiều sáng tác nổi tiếng về chủ đề biên cương, hải đảo, được đông đảo công chúng biết đến.
Tròn 18 năm kể từ ngày thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội đã trình làng tập sách ảnh “Việt Nam quê hương tôi”. Cuốn sách tập hợp 200 tác phẩm ghi lại những hình ảnh đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Không chỉ là các tác phẩm nghệ thuật, đây còn là tư liệu sống ghi dấu hành trình một thời để nhớ mà các nhiếp ảnh gia đã đi qua.
Chương trình nghệ thuật “Những đóa hoa bất tử” và tổng kết, trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc (24/7/1968-24/7/2018) đã diễn ra tối 20-7, tại Hà Tĩnh. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc , Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã đến dự chương trình.
“Đã nhiều lần cùng người lính Biên phòng lênh đênh trên biển cũng như treo mình trên ngọn núi cao hay lặn lội trong rừng sâu, tôi thấy ở họ toát lên một sự mộc mạc, chân thành, gần gũi và sống rất tình cảm, mặc dù công việc tuần tra, canh giữ biên cương, hải đảo rất vất vả. Chính từ những ấn tượng sâu đậm ấy đã thôi thúc tôi viết ca khúc về họ như một sự tri ân”. Đó là chia sẻ của nhạc sĩ Vũ Thiết (nguyên biên tập viên âm nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam), tác giả của nhiều bài hát hay về những chiến sĩ mang “quân hàm xanh”.
Tháng 5 âm lịch. Mận hậu, mận tam hoa chưa chín rộ đỏ cành nhưng đã vào mùa quả chín. Nếu mùa xuân hoa mận trắng rừng, trắng đất, trắng trời... đẹp mê hồn bao nhiêu thì mùa hạ, mận lại mê dụ người ta trong vườn cây trĩu quả bấy nhiêu. Hẹn nhau từ mùa hoa mận, mà bây giờ mùa quả chín, các nhàthơ mới lên Lai Châu thăm vùng đất biên cương theo “con đường trải dài mây trắng”.
Không hiểu sao khi nghĩ về lứa tuổi thanh niên, tôi lại nghĩ đến sức trẻ với khúc ca của một thời "Thanh niên sôi nổi" như tên một bài hát Nga. Đó là chặng đường đẹp nhất, tràn trề nhựa sống, năng nổ nhất của một đời người. Dẫu có chút bồng bột, đắm say, mơ mộng nhưng luôn mới mẻ, khát khao sáng tạo và mong muốn được cống hiến một cách tự nguyện hết mình trong sự cộng hưởng không khí của cả một lớp người, một thế hệ. Nghĩa của từ "thanh niên" theo danh từ là: Người còn trẻ trung ở độ tuổi trưởng thành và nghĩa của tính từ (chỉ đặc điểm tính cách) là: Trẻ trung, sôi nổi và đầy sức sống.
Ông là một danh tướng, đa mưu túc kế, viết sách "Hổ trướng khu cơ" mà có người cho là sánh với "Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo. Ông lại còn là một nhàthơ, một nhà cải cách, mở mang bờ cõi. Ông là đệ nhất Khai quốc công thần của 9 đời chúa Nguyễn và 13 đời vua Nguyễn.
Thành nhà Hồ rất đẹp, chẳng thế mà được phong làm di sản thế giới. Thành nhà Hồ lại còn chất chứa nhiều bí ẩn lịch sử mà khảo cổ học đang từng bước giải mã.
Kỳ Cùng... Tên của một dòng sông thật ấn tượng. Ấn tượng ấy làm cho người ta không thể quên một dòng sông mà ngay lần đầu tiên được đằm mình vào trong vòng tay của nước, của phù sa để rồi gần hết đời người vẫn trằn trọc, muốn một lần tìm về nơi ấy.