Em nói rằng xứ Nghệ quê mình “Có rừng thơm hoa bốn mùa cây trái/ Có dòng sông Lam xanh trời nắng trải/ Và mắt em xanh màu sóng Cửa Lò… (Cẩm Thạch). Ai đã từng một lần thoảng nghe những câu thơ ấm như nắng, xanh như màu mắt em; ai đã từng một lần đắm mình trong những điệu ví dặm ngọt vị quê nhà…, hẳn không thể nguôi ngoai nhớ về một xứ Nghệ khô cằn sỏi đá mà vẫn đượm nghĩa nặng tình.
Ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình” của nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn được ví như như một trường ca về tình yêu Tổ quốc, về lòng quả cảm của các thế hệ người Việt Nam trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.
Được phát động từ năm 2008, Cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (gọi tắt là CVĐ) đã thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, phóng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia với hàng nghìn tác phẩm, công trình, ấn phẩm. Năm 2022, CVĐ cũng được toàn quân, toàn dân hưởng ứng rộng rãi, trong đó có lực lượng Biên phòng. Thông qua CVĐ đã góp phần lan tỏa sâu rộng giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội.
Tối 4/5, tại Học viện Biên phòng (Sơn Tây, Hà Nội), Cục Chính trị BĐBP phối hợp với Thư viện Quân đội, Học viện Biên phòng tổ chức Giao lưu văn học nghệ thuật “Người chiến sĩ quân hàm xanh trong các tác phẩm văn học nghệ thuật”. Dự chương trình giao lưu có Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP; Đại tá Khuất Văn Tuấn, Giám đốc Học viện Biên phòng; Thiếu tướng Nguyễn Thái Sinh, Chính ủy Học viện Biên phòng; Thiếu tá Đỗ Phương Linh, Phó Giám đốc Thư viện Quân đội.
Nằm ngay “phên giậu” Tổ quốc, Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là xã có địa hình chia cắt mạnh và “hội tụ” đầy đủ cái khắc nghiệt của thời tiết: mùa Đông sương muối, rét tê tái, mùa Hè thì nắng nóng, bỏng rát gió Lào. Ở vùng đất số hộ nghèo đói còn chiếm tới hơn 60%, thì con đường đến trường của các em nơi đây còn vô vàn gian khó. Và các thầy, cô giáo phải là những người rất tâm huyết với vùng cao này mới duy trì việc học hành và nuôi dạy các em.
Chiều 9/4, tại Hà Nội, Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội tổ chức Họp báo giới thiệu chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Mạch nguồn ví, giặm”.
Có lẽ ít người biết về một ca khúc viết về người lính Biên phòng ra đời từ năm 1947. Đó là bài “Trấn biên cương” của tác giả Nguyễn Như Trang, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 150, Trung đoàn Tây Tiến. Trong lịch sử truyền thống của Trung đoàn 52 Tây Tiến, Sư đoàn 320 có một liệt sĩ, Anh hùng rất tài hoa. Đó là Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Như Trang.
Tối 11/3, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Trái tim biển đảo”. Tham dự chương trình có các đồng chí: Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các Ủy viên Trung ương Đảng; thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành...
Nếu cần tìm một chứng nhân nói về tình quân dân trên biên giới bên dòng Pô Cô thuộc xã Ia O, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thì đó chắc chắn phải là già làng Kloong - ông Rơ Châm Hloăk. Nói như thế là bởi, kể từ ngày còn “ngủ trên lưng mẹ” đến nay - đã hơn 72 “mùa rẫy” đi qua, già làng Rơ Châm Hloăk vẫn gắn bó với ngôi làng thân thương của mình. Và đặc biệt, ông chính là một trong những học viên đầu tiên của lớp học xóa mù chữ do Đồn Biên phòng Ia O, BĐBP Gia Lai tổ chức cách đây hơn 30 năm về trước. Với già làng Kloong, những câu chuyện về người lính Biên phòng luôn là những kỷ niệm đẹp nhất…
Thủ tướng chỉ rõ: “Với nhiều tiềm năng, lợi thế và cơ hội nổi trội ở vùng ĐBSCL, Bạc Liêu có đầy đủ yếu tố để phát triển kinh tế-xã hội xanh, nhanh và bền vững; đặc biệt về nông nghiệp công nghệ cao.
Tháng 7 linh thiêng, tháng 7 tri ân, tháng 7 nghĩa tình. Cứ mỗi dịp tháng 7 về, trong lòng mỗi người ai cũng lắng lại khúc ca bi tráng một thời chiến tranh khói lửa. Một gam trầm da diết, sâu lắng ngân lên vang vọng và lan tỏa bởi “Bài ca không quên” đó là âm vang của những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ. Đó là giai điệu thiết tha, trầm lắng, bi hùng vọng lên từ đất, ngân xuống từ trời.
Thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, ngày trước nổi tiếng với nạn khai thác trầm hương, lâm sản trái phép, săn bắt động vật hoang dã. Du lịch phát triển đã “cảm hóa” những người dân vốn được dán mác “lâm tặc”. Giờ đây, họ là những người tiên phong bảo vệ các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng.
Sinh năm 1983 tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhạc sĩ Tô Văn (tên đầy đủ là Tô Ngọc Văn, hiện là giáo viên môn Âm nhạc tại Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đã gắn bó với mảnh đất và con người Lai Châu từ hơn 10 năm trước. Với tài năng âm nhạc thiên phú cùng tình yêu cháy bỏng, anh đã đưa được “hồn” mảnh đất này vào trong âm nhạc.
Hơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật múa, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Chu Thúy Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam vẫn theo sát bước chân các nghệ sĩ đến từng xã, từng bản làng, sưu tầm, phục dựng rồi sáng tạo ra những điệu múa mới. Những điệu múa của bà mang đậm dấu ấn về chiều sâu văn hóa, lịch sử dân tộc, thấm đẫm hồn núi sông và điểm tô cho lịch sử nước nhà.
Có một địa danh lịch sử đã trở thành một địa chỉ văn hóa, một di tích truyền thống cách mạng, một điểm hẹn của lòng tự hào muôn người con đất Việt gửi gắm bao niềm tin yêu, đó là bến Nhà Rồng - nơi Bác Hồ kính yêu ra đi tìm đường cứu nước cách đây 111 năm. Đó cũng chính là “địa chỉ đỏ” đón chào hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về Bác và lịch sử dân tộc Việt Nam.