Những năm qua, với vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các cơ quan, đơn vị trong BĐBP đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết quốc tế, khắc phục mọi khó khăn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam “Vì nhân dân phục vụ”, “Vì nhân dân quên mình”; khẳng định chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất.
Được đánh giá là mũi nhọn tấn công quan trọng nhất trong chiến dịch 10 ngày đêm cứu hộ, cứu nạn của QĐND Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đội chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn gồm 9 cán bộ và 6 chú chó nghiệp vụ vừa hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả tại Thổ Nhĩ Kỳ và trở về nước mạnh khỏe, an toàn. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trò chuyện với Thiếu tá Trần Quốc Hương, Cụm trưởng Cụm cơ động 1, Trường Trung cấp 24 Biên phòng về lần thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này.
Sau 10 ngày (từ ngày 13 đến 22/2) thực hiện nhiệm vụ, 9 huấn luyện viên và 6 chó nghiệp vụ Trường Trung cấp 24 Biên phòng (thuộc Đội chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn BĐBP) cùng Đoàn cứu hộ, cứu nạn QĐND Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với các huấn luyện viên chó nghiệp vụ Trường Trung cấp 24 Biên phòng, lần ra quân đầu năm tham gia nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ đã đem lại nhiều cảm xúc khó quên.
Từ ngày 13/2, đoàn công tác cứu hộ, cứu nạn của QĐND Việt Nam đã tới thành phố Antakya thuộc tỉnh Hatay ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ làm nhiệm vụ hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả thảm họa động đất. Việc tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục thảm họa động đất thể hiện chính sách đối ngoại ưu việt, trách nhiệm cao cả của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. Hoạt động cứu trợ cũng khẳng định uy tín, vị thế, tinh thần trách nhiệm và năng lực tác chiến trong thời bình của Quân đội ta trước các vấn đề an ninh phi truyền thống và góp phần thực hiện chính sách đối ngoại quốc phòng vì hòa bình của Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), ngày 21/7, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tổ chức khai mạc triển lãm “Tri ân đồng đội”.
Ngày 24-5, Đoàn Cơ sở Trường Trung cấp 24 Biên phòng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2022-2027. Dự và chỉ đạo Đại hội có Đại tá Trần Ngọc Thanh, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trường Trung cấp 24 Biên phòng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 8-2 về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Trong mưa lũ ở tỉnh Quảng Bình, mệnh lệnh cứu dân được cán bộ, chiến sĩ BĐBP đặt lên hàng đầu. Địa bàn tổ chức cứu nạn chủ yếu nằm ở vùng nội địa, không phải tuyến biên phòng, việc lái ca nô đi vào khu vực này rất nguy hiểm. Tuy nhiên, những người lính Biên phòng vẫn tham gia nhiệt tình, mỗi chuyến ca nô đều có lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp tham gia để làm gương cho anh em. Còn tại các điểm tìm kiếm nạn nhân mất tích ở Trạm kiểm lâm 67, xã Trà Leng (tỉnh Thừa Thiên Huế), lãnh đạo, chỉ huy của các đơn vị này luôn lội bùn, trực tiếp bám hiện trường.
Nhiều tháng liền, các lực lượng chức năng cùng với đội tìm kiếm cứu nạn đã nỗ lực không ngừng nghỉ với quyết tâm cao để tìm kiếm các nạn nhân mất tích tại khu vực sạt lở đất của NhàmáythủyđiệnRàoTrăng3, thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Nguyễn Trung Kiên, Trưởng khoa Giám biệt nguồn hơi, Trường Trung cấp 24 Biên phòng - người trực tiếp tham gia công tác tìm kiếm các nạn nhân để lắng nghe những chia sẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đầy khó khăn, vất vả.
Đến nay, lực lượng cứu hộ đã kết thúc giai đoạn 3 tìm kiếm dưới lòng suối RàoTrăng, rút về đơn vị và đợi đến khi thời tiết thuận lợi để triển khai phương án mới giai đoạn tới.
Sau khi ngăn đập, nắn dòng, các lực lượng đã triển khai tìm kiếm nạn nhân dưới lòng sông RàoTrăng3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là khu vực được cho là có khả năng các nạn nhân bị vùi lấp, vì vậy các lực lượng đã huy động phương tiện kỹ thuật, tiến hành tìm kiếm với tinh trần trách nhiệm cao nhất, tích cực nhất. Đến 16 giờ 30 phút ngày 22-11, các lực lượng đã tìm thấy thêm 1 nạn nhân, nâng số nạn nhân tìm thấy lên 6/17 người.
Theo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các lực lượng tham gia cứu nạn, đến chiều tối 21-11, việc đắp đập và nắn dòng chảy suối RàoTrăng đã cơ bản hoàn thành.
Do ảnh hưởng của các cơn bão từ số 10 đến số 13 nên công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích tại ThủyđiệnRàoTrăng3 tạm thời gián đoạn. Ngày 18-11, trên 200 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Thừa Thiên Huế và các lực lượng đã trở lại ThủyđiệnRàoTrăng3 để tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân.
Ở khu vực biên giới, BĐBP đã trở thành “điểm tựa” của mỗi người dân khi gặp phải thiên tai (TT), địch họa. Nói vậy là bởi những chiến sĩ quân hàm xanh luôn có mặt đầu tiên, hỗ trợ, giúp đỡ người dân ứng phó với tai ương và khắc phục hậu quả. Những người lính Biên phòng cũng là niềm hy vọng cho rất nhiều người dân khi họ đã cận kề hiểm nguy.
Liên tiếp trong thời gian qua, tại các tỉnh miền Trung xảy ra các vụ sạt lở đất gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra sạt lở đất? Có thể dự báo được sạt lở đất hay không? Làm thế nào để phòng, tránh và hạn chế thấp nhất thiệt hại do sạt lở đất?