"Nâng bước các em học sinh nghèo vùng biên đến trường là để tạo dựng nguồn lực tại chỗ để mai sau các cháu cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh" - với tâm niệm đó, những người lính Biên phòng trên các tuyến biên giới đã dành sự quan tâm đặc biệt cho cháu học sinh dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn biên giới.
Thực hiện Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2022” (gọi tắt là Chương trình), trong 5 năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả cao cho người dân vùng biên.
Ngấp nghé tuổi lục tuần, chú Bùi Viết Thắng (58 tuổi, trú tại thôn Nga Mai, xã Gia Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) không giấu nổi vui mừng khi chia sẻ bản thân đã thoát khỏi chứng tiểu đêm, không còn đau lưng mỏi gối, sức khỏe sinh lý cũng tốt lên nhiều chỉ sau 3 tháng sử dụng sản phẩm thảo dược.
Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, thời gian qua, đoàn viên, thanh niên BĐBP Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều mô hình, việc làm thiết thực không chỉ góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, mà còn góp phần chăm lo đời sống của nhân dân, xây dựng khu vực biên giới ngày càng giàu mạnh.
Sự tàn khốc của chiến tranh đã khiến ông Lương Thanh An (xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) mồ côi mẹ từ lúc mới lọt lòng và gần 60 năm sau mới “gặp” cha ở Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng. Luôn biết ơn được cha mẹ sinh thành và dưỡng dục đến ngày khôn lớn, bởi vậy mà suốt những năm qua, ông An cùng các con của mình luôn cố gắng “trọn hiếu, vẹn tình” với cả hai dòng họ Võ và Lương...
Với 38 thôn, buôn trải dài hơn 71km đường biên giới, đi qua địa phận 4 xã thuộc 2 huyện (Buôn Đôn và Ea Súp), có thể nói khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk là một trong những nơi đất rộng người thưa, xa xôi cách trở bậc nhất trên địa bàn Tây Nguyên. Ở đây có những khu dân cư nằm cách trung tâm xã hàng chục km và cách đồn Biên phòng (BP) quản lý địa bàn cả ngày đường dành cho người đi bộ. Xa xôi, cách trở là thế, nhưng nhờ sự quan tâm chăm lo sâu sắc của Đảng và Nhà nước, những nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân ở địa phương, cũng như sự đồng hành sẻ chia của người lính BP, biên giới giờ đây tuy xa mà cũng thật gần…
Ngày 30/8, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh BĐBP do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam. Tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP; đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BĐBP.
Chiều 21/8, tại xã Ia Chia (huyện Ia Grai) và xã Ia Mơ (huyện Chư Prông), tỉnh Gia Lai, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Hồ Chí Minh, Hội LHPN tỉnh Gia Lai và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Gia Lai phối hợp tổ chức Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Là người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, Đại úy Võ Huy Thắng, Trợ lý công tác quần chúng, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Bình luôn phấn đấu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học ở Bác lòng nhân ái, yêu thương con người, Đại úy Võ Huy Thắng dành nhiều tâm huyết, tham mưu, đẩy mạnh các hoạt động nhân ái hướng về đồng bào nghèo nơi biên cương của Tổ quốc. Nhờ những nỗ lực của anh và đồng đội, đời sống đồng bào đã dần trở nên tốt đẹp, đủ đầy hơn.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ra hiện tượng mưa lũ, ngập lụt, hạn hán ở nhiều quốc gia trên thế giới, gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Thời gian qua, quy chế phối hợp giữa Đảng ủy BĐBP Quảng Nam với các Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy có địa bàn biên giới đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong công tác phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo công tác biên phòng và xây dựng BĐBP trong tình hình mới, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên khu vực biên giới...
Từ đất làng, họ được sinh ra, lớn lên, rồi được học tập, đào tạo trong môi trường quân đội, trở thành người cán bộ, sĩ quan Biên phòng (BP). Về với núi rừng biên giới, nơi phần đông là những ngôi làng người dân tộc thiểu số (DTTS), họ như những “cánh chim Ch’rao” giữa khoảng trời trong xanh để thỏa sức cống hiến. Quá trình công tác, nhiều người đã trưởng thành, đảm nhận những cương vị quan trọng như đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, chỉ huy cao nhất BĐBP tỉnh, hay đơn giản chỉ là người cán bộ cơ sở bình dị mà vô cùng cao quý trong vòng tay cộng đồng. Chúng tôi đang nói về những người lính BP sinh ra từ đất làng, hiện đang miệt mài cống hiến trên vùng biên giới Gia Lai...
Không phải nghề nông nhưng trên “cánh đồng biên giới”, những người lính Biên phòng (BP) vẫn luôn cần mẫn, dẻo dai như nhà nông thực thụ. Chỉ có điều, mùa vụ đối với họ không tính theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa, củ khoai, mà kéo dài theo năm tháng, phụ thuộc vào những thay đổi trong tư duy của các chủ nhân nơi đất làng. Có những “mùa vàng” được đơm hoa kết trái sau chuỗi ngày dài vận động “nói đi đôi với làm” từ cộng đồng ra cánh đồng, nhưng cũng có niềm vui chợt đến sau chiếc hàng rào tách bạch giữa con người với vật nuôi, hay trong lớp học dành cho những người lớn tuổi. Để có được “mùa vàng” nơi biên giới, người lính BP đã cống hiến bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm của mình...
Tiếng chuông nhà thờ Giáo xứ Cự Lại (ở thôn Cự Lại Đông, xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) vang lên, hòa với âm thanh rì rào của sóng biển. Ông Nguyễn Tuy nở nụ cười khi thấy bóng người lính Biên phòng đến thăm. Mỗi lần như vậy, ông lại bắt đầu trò chuyện về tình nghĩa của người dân địa phương với BĐBP từ mấy chục năm trước, khi BĐBP cắm chốt bên cạnh nhà để "ba cùng" với dân.
Sang trọng, xa hoa, thượng lưu,… là những từ ngữ để nói về các khu nghỉ dưỡng hàng đầu giúp Việt Nam thăng hạng trên bản đồ du lịch thế giới. Ẩn mình trong cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên Việt Nam chính là những khu nghỉ dưỡng “thiên đường” với đẳng cấp siêu sang được cả du khách trong và ngoài nước yêu thích. Thật không quá khi gọi đây là tuyệt tác, dẫu mang phong cách bản địa truyền thống nhưng mỗi khu nghỉ đều toát lên sự sang trọng của riêng mình.