18 năm đằng đẵng đứng bờ Bắc ngóng về bờ Nam, vời vợi nỗi nhớ vợ con, nỗi lòng của người lính gác đèn biển Phan Văn Đồng bên bờ sông Bến Hải đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp chuyển tải thành bài ca “Câu hò bên bờ Hiền Lương”. Hơn 50 năm hòa bình lập lại, hai bờ đã chung một nhịp cầu, nhưng bài hát ấy vẫn vang mãi, như khúc tình ca về tình yêu, lòng thủy chung sắt son đôi bờ vĩ tuyến.
Thời gian qua, tuổi trẻ BĐBP luôn khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết, sáng tạo, phát huy tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ngôi nhà 30 Hoàng Diệu nằm cách không xa Quảng trường Ba Đình. Vẫn những hàng cây xanh rì tán lá, nhưng cảm thấy khu vườn như rộng hơn. Cảnh cũ còn đây, người hiền mãi mãi khuất bóng rồi…
Hình ảnh con trâu đã đi vào tâm thức người Việt từ xa xưa và ngày càng sâu đậm trên nhiều bình diện, nhất là trong phong tục và các lễ thức của hội làng. Tết đến, người ăn uống no đủ thì trâu cũng được ăn Tết, hưởng lộc với ý nghĩa người hàm ơn và cầu cho trâu khỏe mạnh, con người có đời sống ấm no, hạnh phúc.
Mưa lũ kéo dài, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, biên giới tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam vốn thiếu thốn lại càng trở nên khó khăn bội phần. Tuy nhiên, khi phát hiện trong các túi hàng cứu trợ có tiền, vàng, thay vì giữ lại làm tài sản riêng cho mình, họ đã tìm cách trả lại người để quên. Cứ thế, những con người tuy nghèo về vật chất nhưng đầy lòng tự trọng và tấm lòng lương thiện đã viết dài thêm câu chuyện nhân văn, ấm áp tình người…
Họ là những lão thành cách mạng đã và đang bước vào tuổi “bách niên giai lão”, đã cống hiến trọn đời cho lý tưởng cách mạng và độc lập, tự do của dân tộc. 75 năm trước, hưởng ứng lời hiệu triệu của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ đã trở thành những người phất cờ hồng, cùng cả dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Và họ cũng đã sống trọn vẹn 75 trang đời đầy vẻ vang, trụ cùng tuế nguyệt để chứng kiến non sông, cơ đồ ngày một rạng rỡ, phồn vinh.
Là người quê ở Hà Nội, thường trú tại khu phố 9, phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, anh Trần Hồng Cảnh yêu thích tiếng sáo trúc từ khi còn nhỏ, đến nỗi hễ nghe tiếng sáo vi vu ở đâu đó là tìm đến nghe cho bằng được. Anh kể: “Khi còn học lớp 4, tình cờ nghe tiếng sáo cất lên dưới thuyền. Tiếng sáo rất hay, ở trên bờ, mình chạy bộ theo một đoạn để nghe, cho tới khi tiếng sáo xa dần...”.
Sán Dìu, tên của dân tộc này phiên âm theo ngôn ngữ của họ là San Déo, còn có nghĩa là người sống trên núi. Người Sán Dìu tự hào nhất trong vốn văn hóa dân gian của dân tộc mình là khúc hát soọng cô ngọt ngào, véo von như giọng hót của chim sơn ca núi rừng.
Tối 3/2/2020, Cầu Truyền hình ”Ánh sáng niềm tin” nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020) đã được tổ chức tại các điểm cầu Hà Nội, Hải Phòng, Côn Đảo, Vĩnh Long.
Ngày 2-11, tại NhàHát Lớn TP Hải Phòng, Hội thi tuyên truyền viên Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) khu vực Đồng bằng Trung du Bắc Bộ năm 2019 đã diễn ra sôi nổi, muôn sắc màu với sự tham gia của 13 đội thi đến từ BHXH các tỉnh, thành phố: Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, VĩnhPhúc, Hưng Yên, Hà Nam, Phú Thọ, Hải Phòng và Hà Nội. Tham dự Lễ khai mạc có Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn; đại diện các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam và 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Trung du Bắc Bộ.
40 năm đi qua, những người lính Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Trung đoàn 20 mới mười chín, đôi mươi thủa nào, giờ tóc đã hoa râm. Ngày hôm nay, mọi người hội tụ về Đà Nẵng cùng nhau ôn lại những năm tháng vừa chiến đấu với quân Pol Pot - Ieng Sary vừa giúp đỡ chính quyền, nhân dân Campuchia xây dựng, hồi sinh đất nước sau nạn diệt chủng. Những câu chuyện đã 40 năm mà như mới diễn ra ngày hôm qua…
Người và cảnh vật phương Nam vốn mộc mạc, bình dị, nhưng ẩn sâu trong đó là sự độc đáo và cuốn hút lạ kỳ. Nếu vào miền Nam, nhất là các tỉnh Tây Nam Bộ dịp Tết, bạn sẽ luôn tìm thấy những thắng cảnh đẹp nao lòng và những nét văn hóa rất đặc trưng…
Chiều 4-11, tại NhàháttỉnhVĩnhPhúc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnhVĩnhPhúc tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, lần thứ X. Tham dự lễ bế mạc có bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban tổ chức ngày hội; các đồng chí lãnh đạo, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên của 10 tỉnh tham gia ngày hội.
Tối 2-11, tại NhàháttỉnhVĩnhPhúc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnhVĩnhPhúc tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X, năm 2018 với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc trong thời kỳ đổi mới-hội nhập và phát triển bền vững đất nước".