Mặc dù gặp nhiều khó khăn do vị trí đóng quân trên vùng đất cát bị nhiễm mặn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, nhưng với các biện pháp đồng bộ, hiệu quả, thời gian qua, Đồn Biên phòng Đa Lộc, BĐBP Thanh Hóa vẫn luôn triển khai tốt công tác tăng gia sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) trong đơn vị.
Bây giờ, cung đường tuần tra biên giới từ Đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma sang Đồn Biên phòng Chi Lăng, BĐBP Lạng Sơn đã sáng ánh đèn mỗi khi mặt trời tắt nắng. Công tác tuần tra, bảo vệ biên giới của BĐBP Lạng Sơn cũng như việc đi lại của người dân trên địa bàn nhờ đó thuận lợi hơn trước đây.
Là đơn vị đóng quân xa nhất của BĐBP Thừa Thiên Huế, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nhưng với ý chí, quyết tâm của mình, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hương Nguyên luôn khắc phục khó khăn, tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công tác tăng gia sản xuất để nâng cao đời sống cho bộ đội.
Là đơn vị cơ động sẵn sàng chiến đấu trên biển, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2, BĐBP Nam Định không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh vùng biển của Tổ quốc, mà còn thực hiện tốt công tác hậu cần, chủ động nguồn thực phẩm sạch để nâng cao chất lượng bữa ăn cho bộ đội.
Tháng 2 đến là lúc những cành hoa Piar Tang Arát (người vùng xuôi tỉnh Quảng Trị gọi là hoa lang rừng) khoe sắc vàng trên khắp đỉnh non cao - nơi người Vân Kiều sinh sống. Những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Vân Kiều đã dần đủ đầy và ấm áp, đời sống kinh tế tiếp tục có bước phát triển bởi bản làng luôn nhận được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhất là sự chung tay, đồng hành của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị.
Với những thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức, năm 2023, toàn ngành chăn nuôi phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 3,5-4%. Trong đó, sản lượng đạt 7,27 triệu tấn thịt; 19,1 tỷ quả trứng; 1,25 triệu tấn sữa; 21 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp…
Đóng quân trên vùng núi cao, thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên, với ý chí quyết tâm và quyết tâm cao, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi, BĐBP Thanh Hóa đã khắc phục mọi khó khăn, tích cực xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Những người lính Đồn Biên phòng Pù Nhi đã biến vùng đất hoang, đồi trọc trở thành khu tăng gia sản xuất quy mô, mang lại giá trị kinh tế, đảm bảo tốt công tác hậu cần, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, góp phần thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn theo hướng: bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định; giữ thế chủ động trước những diễn biến phức tạp.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW ngày 29/10/2012 của Quân ủy Trung ương về công tác hậu cần Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo (gọi tắt là Nghị quyết số 623), Thường vụ Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác hậu cần phù hợp với nhiệm vụ thực tế của đơn vị. Hiệu quả thiết thực trong công tác bảo đảm hậu cần đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, công tác của cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Tỉnh Nghệ An có gần 39% dân số sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, những năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai nhiều hoạt động, chương trình, dự án củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp dân phát triển kinh tế, xã hội. Những kết quả đạt được đã góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An.
Thời gian qua, các đơn vị BĐBP đã đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất (TGSX) và chú trọng, kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ nguồn thực phẩm cũng như các khâu trong quy trình chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Những bữa cơm nóng sốt, cân đối các nhóm chất, giàu dinh dưỡng, đảm bảo VSATTP đã giúp cán bộ, chiến sĩ BĐBP có được sức khỏe tốt nhất, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thời điểm này, lĩnh vực chăn nuôi phải đối diện với muôn vàn khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, giá xăng dầu liên tục tăng cao.
Hiện nay, nguồncung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại nhiều địa phương không chỉ đủ mà một số lĩnh vực cung đang vượt cầu. Nhiều doanh nghiệp đang đứng ngồi không yên vì sản lượng tồn đọng lớn. Trong bối cảnh hàng nghìn xe hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị ùn ứ tại các cửa khẩu, thị trường nội địa dịp Tết Nguyên đán chính là cơ hội để các doanh nghiệp, địa phương tận dụng tiêu thụ lượng nông sản hiện có.
Số liệu thống kê cho thấy 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước Việt Nam và Campuchia đạt 8,632 tỷ USD, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2020.