Với tinh thần chủ động, tích cực vào cuộc, BĐBP Lạng Sơn đã sáng tạo nhiều cách làm hay, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở. Thông qua công tác tuyên truyền, hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân đã được nâng lên, số vụ và số người vi phạm pháp luật trên địa bàn khu vực biên giới Lạng Sơn đều giảm so với giai đoạn trước.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam nói riêng là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm từ khi khởi thảo Đề cương về văn hóa Việt Nam cho tới thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Chiều 16/3, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Chu Huy Mân tại Khu lưu niệm Đại tướng ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh (Nghệ An).
Xinh đẹp, tài năng và nhiều tâm huyết, nữ ca sĩ dân tộc Tày Hoàng Thảo Nhi (công tác tại Đoàn Văn công Quân khu 3) đã khẳng định được tiếng hát của mình trong nhiều cuộc thi, hội diễn và các nhiệm vụ chính trị của Đoàn. Mới đây, sau bao nỗ lực và quyết tâm, chị đã được tuyển dụng và trở thành quân nhân chuyên nghiệp, mang quân hàm Thiếu úy.
Tư liệu về Tổ công tác đặc biệt ấy đủ để viết một quyển sách nhỏ, song, trong khuôn khổ được cho phép, tôi chỉ xin giới hạn trong một ít trang. Tổ gồm 8 đồng chí, mỗi người một việc khác nhau, nhưng có cùng nhiệm vụ: Bảo vệ Bác Hồ. Cả 8 đồng chí được Bác đặt tên vào một sáng mùa Xuân (tháng 3) năm 1947: TRƯỜNG - KỲ - KHÁNG - CHIẾN - NHẤT - ĐỊNH - THẮNG - LỢI. Chuyện này khá nhiều người đã biết, mỗi lần được nhắc đến lại tưởng như một huyền thoại.
Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên - nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi quốc gia.
Đi ngược với nếp nghĩ, cách làm của nhiều hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), thay vì trồng mì, trồng lúa, anh Công Văn Tuyên (dân tộc Tày) đã mạnh dạn thử sức trồng cam sành nơi đất dốc, núi cao, khí hậu khắc nghiệt. Giờ đây, vườn cam của anh Tuyên đã cho kết quả ngoài mong đợi, trở thành mô hình điểm để bà con nơi đây học, làm theo.
Văn hóa có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa đặc sắc, độc đáo, kết tinh từ thành quả lao động sáng tạo của nhân dân ta đã ra đời trong công cuộc lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm để bảo vệ và dựng xây đất nước “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Năm 2023, nhà thơ dân tộc Tày Ngô Bá Hòa (sinh năm 1987) bước vào năm tuổi với niềm tin và hy vọng về những thành tích mới trong văn chương. Với anh, mảng đề tài về miền núi và dân tộc thiểu số từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác của mình. Và anh đã kiên trì đi theo mạch cảm xúc ấy suốt 20 năm qua để tạo tiếng nói riêng, góp phần làm đa dạng và phong phú hơn văn học về đề tài này.
Lễ hội hoa đào Xứ Lạng chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhân văn, thân thiện, tích cực về hình ảnh mảnh đất, con người Lạng Sơn đến với du khách trong nước và quốc tế...
Dòng suối Nậm Luông chảy qua 2 xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai hiền hòa trong xanh, bồi đắp những bờ xôi ruộng mật, những cánh đồng lúa, ngô, nương dâu trù phú mỗi mùa. Ở mảnh đất ven bờ Nậm Luông ấy còn chất chứa một giai điệu Then làm nên bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào Tày theo dòng chảy thời gian, vẫn được bà con gìn giữ vun đắp cho đến hôm nay. Không những thế, giai điệu Then còn được đồng bào Tày thổi vào đó sức sống mới để hồn Then không chỉ làm giàu đời sống văn hóa tinh thần, mà còn phát huy giá trị di sản, hòa mình vào dòng chảy phát triển kinh tế du lịch ở Bảo Yên.
Được ví như những người “truyền lửa” cho thế hệ mai sau để thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở vùng cao, những nghệ nhân dân gian ở các địa phương trong tỉnh Lào Cai đang ngày đêm miệt mài truyền dạy văn hoá cho bà con dân bản, nhất là thế hệ trẻ.
Tràng Định là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lạng Sơn cách trung tâm thành phố 67 km theo đường quốc lộ 4A. Tràng Định có diện tích tự nhiên là 1.016,71 km2 với 21 xã và 1 thị trấn, trong đó phía Đông - Đông Bắc có 51km đường biên giới với Trung Quốc, phía Bắc giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn, phía Nam - Tây Nam giáp hai huyện Văn Lãng và Bình Gia của tỉnh Lạng Sơn. Tổng dân số toàn huyện là 60.608 người, gồm 6 dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa cùng sinh sống.
Khu vực biên giới Đắk Lắk gồm 4 xã thuộc hai huyện Ea Súp và Buôn Đôn, có 25 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó chỉ có 4 dân tộc thiểu số tại chỗ (Ê Đê, M’Nông, Gia Rai, Lào). Cùng với các ban, ngành địa phương, Bộ chỉ huy BĐBP Đắk Lắk đã triển khai nhiều mô hình, việc làm thiết thực, hiệu quả giúp đồng bào dân tộc thiểu số “an cư lạc nghiệp” phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Những ngày cuối cùng của năm 2022, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đến thăm, chúc Tết quân và dân trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Sự quan tâm, động viên của Phó Chủ tịch nước cùng nhiều món quà ý nghĩa của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đã tiếp thêm niềm tin, quyết tâm cho quân và dân biên giới trong thời điểm chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.