Với phương châm “Giúp dân là tự giúp chính mình”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) BĐBP Cao Bằng đã không quản ngại khó khăn, luôn kề vai sát cánh, hết lòng giúp đỡ nhân dân xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội… Những việc làm đó đã góp phần giúp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống ấm no.
Trải qua nhiều đời nay, người dân các dân tộc trên miền biên cương huyện miền núi Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ thói quen canh tác phát nương trỉa rẫy và trồng lúa nếp trên ruộng bậc thang, năng suất thấp, giá trị kinh tế hàng hóa thương mại không cao. Để giúp người dân tiếp cận với cách làm mới, mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất cũ, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Tén Tằn, BĐBP Thanh Hóa đã nghiên cứu và đưa mô hình “Hoa hướng dương biên cương” lên biên giới Mường Lát, tạo thêm sinh kế cho người dân nơi đầu nguồn sông Mã.
Cùng với việc tuần tra, giữ vững an ninh trật tự trên trên biên giới, những người lính Biên phòng nơi miền biên viễn Hà Giang và Cao Bằng với trách nhiệm của mình đã luôn đồng hành, góp phần cùng người dân từng bước vượt qua khó khăn, trừ bỏ đói nghèo, vươn lên làm chủ cuộc sống.
Nhờ chủ động, linh hoạt trong công tác và luôn tận hiếu với dân, những người lính quân hàm xanh nơi vùng biên viễn Hà Giang, Cao Bằng luôn được chính quyền, quần chúng nhân dân tin yêu, ủng hộ, coi là con, là em trong một nhà… Đó là chính động lực, nguồn cổ vũ lớn lao giúp cho BĐBP Hà Giang và Cao Bằng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.
Với mong muốn gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới, phụ nữ đồng bào Tày ở vùng cao Lào Cai đã chung tay khôi phục các tổ hội nghề, nhóm nghề thủ công truyền thống, vừa phục vụ nhu cầu cuộc sống cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch ở các địa phương đang phát triển.
Theo bộ tiêu chí mới, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang mới hoàn thành được 5/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Chặng đường để tới đích NTM của địa phương này còn khá nhiều chông gai, bởi các tiêu chí còn lại đều rất khó khăn và cần tiềm lực lớn.
Những năm qua, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, BĐBP Cao Bằng đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong địa bàn tham gia thực hiện tốtChỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới (viết tắt là Chỉ thị số 01) bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực. Qua đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mang lại hiệu quả thiết thực trong đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn xóm, bản khu vực biên giới.
Với tinh thần chủ động, tích cực vào cuộc, BĐBP Lạng Sơn đã sáng tạo nhiều cách làm hay, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở. Thông qua công tác tuyên truyền, hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân đã được nâng lên, số vụ và số người vi phạm pháp luật trên địa bàn khu vực biên giới Lạng Sơn đều giảm so với giai đoạn trước.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam nói riêng là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm từ khi khởi thảo Đề cương về văn hóa Việt Nam cho tới thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Chiều 16/3, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Chu Huy Mân tại Khu lưu niệm Đại tướng ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh (Nghệ An).
Xinh đẹp, tài năng và nhiều tâm huyết, nữ ca sĩ dân tộc Tày Hoàng Thảo Nhi (công tác tại Đoàn Văn công Quân khu 3) đã khẳng định được tiếng hát của mình trong nhiều cuộc thi, hội diễn và các nhiệm vụ chính trị của Đoàn. Mới đây, sau bao nỗ lực và quyết tâm, chị đã được tuyển dụng và trở thành quân nhân chuyên nghiệp, mang quân hàm Thiếu úy.
Tư liệu về Tổ công tác đặc biệt ấy đủ để viết một quyển sách nhỏ, song, trong khuôn khổ được cho phép, tôi chỉ xin giới hạn trong một ít trang. Tổ gồm 8 đồng chí, mỗi người một việc khác nhau, nhưng có cùng nhiệm vụ: Bảo vệ Bác Hồ. Cả 8 đồng chí được Bác đặt tên vào một sáng mùa Xuân (tháng 3) năm 1947: TRƯỜNG - KỲ - KHÁNG - CHIẾN - NHẤT - ĐỊNH - THẮNG - LỢI. Chuyện này khá nhiều người đã biết, mỗi lần được nhắc đến lại tưởng như một huyền thoại.
Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên - nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi quốc gia.
Đi ngược với nếp nghĩ, cách làm của nhiều hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), thay vì trồng mì, trồng lúa, anh Công Văn Tuyên (dân tộc Tày) đã mạnh dạn thử sức trồng cam sành nơi đất dốc, núi cao, khí hậu khắc nghiệt. Giờ đây, vườn cam của anh Tuyên đã cho kết quả ngoài mong đợi, trở thành mô hình điểm để bà con nơi đây học, làm theo.
Văn hóa có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa đặc sắc, độc đáo, kết tinh từ thành quả lao động sáng tạo của nhân dân ta đã ra đời trong công cuộc lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm để bảo vệ và dựng xây đất nước “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.