Dân tộc Mảng là 1 trong 16 dân tộc rất ít người của nước ta, sống tập trung chủ yếu ở thượng nguồn sông Đà thuộc khu vực biêngiới tỉnh Lai Châu. Những năm qua, đồng bào dân tộc Mảng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, chăm lo với nhiều chế độ, chính sách ưu tiên. Tuy nhiên, do đặc thù là dân tộc ít người sống ở vùng xa, vùng sâu, giao thông cách trở, thiếu vốn, thiếu thông tin, tập quán du canh, du cư, công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Mảng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
“Vụ sầu riêng vừa rồi của gia đình tôi đạt năng suất 20 tấn, doanh thu gần 1 tỉ đồng. Năm 2023, số cây ra hoa tăng gấp đôi so với vụ năm 2022. Cà phê cũng cho thu hoạch 300 triệu đồng, cộng với các cây ăn trái khác, thu thêm khoảng 200 - 300 triệu đồng nữa, coi như tôi đủ trả tiền công cho mấy người làm quanh năm. Mục tiêu vài năm nữa, 500 cây sầu riềng đồng loạt ra trái sẽ cho nguồn thu lớn” - ông Lê Văn Hà, sinh năm 1960, thôn Thanh Bình, xã Ia Bă, huyện biêngiới Ia Grai, tỉnh Gia Lai chia sẻ thu nhập với tôi.
Tháng 2 đến là lúc những cành hoa Piar Tang Arát (người vùng xuôi tỉnh Quảng Trị gọi là hoa lang rừng) khoe sắc vàng trên khắp đỉnh non cao - nơingười Vân Kiều sinh sống. Những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Vân Kiều đã dần đủ đầy và ấm áp, đời sống kinh tế tiếp tục có bước phát triển bởi bản làng luôn nhận được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhất là sự chung tay, đồng hành của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị.
Trong những ngày người dân đang vui Xuân mới Quý Mão 2023, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Công ty Dược phẩm Tâm Bình trao tặng nhà Tình nghĩa và tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tặng quà cho các gia đình khó khăn trên địa bàn xã biêngiới Xín Cái, Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), với tổng giá trị gần 700 triệu đồng. Những món quà ấm áp nghĩa tình hậu phương - biêngiới đã góp phần giúp cho hàng trăm gia đình có một cái Tết trọn vẹn hơn.
“Con nuôi đồn Biên phòng” - hình ảnh đã quá đỗi gần gũi, thân thương trong lòng mỗi người lính Biên phòng (BP) và nhân dân trên khu vực biêngiới. Do đặc thù địa bàn, cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị và gia đình, các đồn BP lựa chọn cách đồng hành sao cho hợp lý, vừa chăm lo tốt cuộc sống cho các cháu, nhưng vẫn phải bảo đảm ngày hai buổi đến trường trên cung đường gần nhất, thuận lợi nhất.
Nếu ví cung đường biêngiới Bắc Tây Nguyên như dải thổ cẩm mềm mại, đa sắc thì dãy Trường Sơn hùng vĩ, trập trùng giữa đại ngàn mênh mông là đôi vai săn chắc của chàng dũng sĩ trong trường ca Đam San. Tấm thổ cẩm thần thánh ấy trải dài từ miền cực Nam Lào đến vùng Đông Bắc Campuchia, choàng lên đôi vai của chàng dũng sĩ đang dang rộng vòng tay giữa đất trời.
Nằm trên vùng giáp ranh giữa hai xã Ia Nan và Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, thác Jrai Glong là một trong những ngọn thác đẹp nhất của tỉnh Gia Lai vẫn giữ được nét hoang sơ nguyên bản. Jrai Glong trong tiếng Jrai có nghĩa là thác cao, được UBND huyện Đức Cơ xác định là một trong 4 điểm du lịch trọng tâm từ nay đến năm 2030. Thế mạnh du lịch thì vẫn đang ở dạng tiềm năng chưa được khai thác, tuy nhiên, bên ngọn thác nguyên sơ này từ lâu đã hiện hữu sức sống mãnh liệt, đong đầy giá trị của tình đất, tình người…
Đã thành truyền thống, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị BĐBP trên toàn tuyến biêngiới, hải đảo lại chung tay cùng các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho người dân. Điểm nhấn là Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, với nhiều hoạt động thiết thực mang tới không khí đón Xuân vui tươi, lành mạnh, đoàn kết cho đồng bào các dân tộc khu vực biêngiới trước thềm năm mới Quý Mão 2023.
Khi những cánh hoa mai, hoa cúc khoe sắc vàng rực rỡ báo hiệu mùa Xuân mới đang về, những chiến sĩ quân hàm xanh thuộc các đồn Biên phòng trên tuyến biêngiới miền Tây xứ Quảng cũng đang tất bật, khẩn trương trang trí doanh trại, chuẩn bị mọi điều kiện để bộ đội vui Xuân, đón Tết. Cùng với đó, các đơn vị cũng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo cho nhân dân khu vực biêngiới đón một mùa Xuân mới thật tươi vui, đầm ấm.
Với 53 tuổi đời, 33 năm tuổi quân, Trung tá QNCN Lò Văn Phánh (nhân viên đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lèo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) đã dành trọn cả đời binh nghiệp gắn bó với biêngiới Mường Lèo - vùng đất xa xôi, khó khăn nhất của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Với những việc làm thiết thực, người lính Biên phòng ấy đã cụ thể hóa câu châm ngôn “Đồn là nhà, biêngiới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”.
Trước nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét đe dọa, toàn bộ 34 gia đình đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã được hỗ trợ chuyển đến địa điểm mới. Sau một năm, với sự vào cuộc kiến tạo của chính quyền địa phương, BĐBP và nỗ lực của người dân, bản tái định cư giữa đại ngàn Trường Sơn đã khoác lên mình diện mạo mới.
Phút chậm lại trong niềm vui năm mới là lúc nhìn lại bức tranh năm 2022 đã qua với những gam màu tươi sáng và sắc sáng của hy vọng. Hơn hết, giai đoạn đầu thập kỷ mới đã dần xua tan màn mây tăm tối, thẳng tiến vào bầu trời ánh sáng.
Hơn nửa thế kỷ đi qua, tôi vẫn còn nhớ câu nói đầy tâm huyết của già làng Hồ Tơ, đảng viên thời tiền khởi nghĩa ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Vĩnh Linh (nay là huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị): “Chữ Bác Hồ đã khai tâm, khai trí cho dân tộc Pa Kô-Vân Kiều”…
Với gần 30 năm gắn bó, Thiếu tá Lý Văn Hướng, cán bộ quân y Đồn Biên phòng Pa Ủ, BĐBP Lai Châu luôn tâm niệm: “Đồn là nhà, biêngiới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Mỗi cung đường anh đi qua, mỗi câu chuyện đẹp về tình quân - dân được kể như những nốt vui trong bản nhạc mùa Xuân nơibiên cương.
Từ cột mốc ba biên trên điểm cao gần 1.000 mét so với mực nước biển, tôi trải tầm mắt nhìn ra biêngiới. Giữa trập trùng non xanh, vùng ngã ba Đông Dương lặng lẽ “giấu mình” trong sương chiều lãng đãng, đẹp đến nao lòng. Đã qua rồi những khoảnh khắc căng như dây đàn khi biêngiới dựng nên “bức tường sống” chặn dịch với muôn vàn bước chân gấp gáp của lính Biên phòng trong chuỗi ngày dài thao thức cùng biêngiới. Chiều cuối Đông, đứng ở nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe” - bình yên đến bất tận, tôi muốn kể câu chuyện về những bước chân cống hiến lặng thầm của người lính Biên phòng trên vùng ngã ba Đông Dương…