Những năm qua, tỉnh An Giang đã thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.
Nhiều năm qua, đồng hành cùng những người lính quân hàm xanh trên các cung đường biên giới tỉnh Cao Bằng, Hà Giang là các thế hệ già làng, trưởng bản và đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Họ chính là những “người lính không biên chế” luôn gắn bó cùng BĐBP trong tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc.
Năng nổ, nhiệt tình và giàu năng lượng là những điều ấn tượng khi gặp gỡ Trung úy Tráng Seo Anh, Chính trị viên Đại đội Huấn luyện, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Thừa Thiên Huế. Trên mỗi cương vị công tác, Trung úy Tráng Seo Anh luôn nỗ lực hết mình và để lại những dấu ấn riêng. Anh được bình chọn là “Gương mặt trẻ triển vọng” BĐBP năm 2022.
Với hành vi sử dụng súng quân dụng, vận chuyển gần 50kg ma túy tổng hợp từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ, Toongleng Lo và Thongvang đã phải nhận bản án cáo nhất là tử hình. Thế nhưng, điều day dứt, đáng sợ hơn cả đối với 2 bị cáo đó là cha mẹ già, vợ trẻ, con thơ nơi quê nhà sẽ sống như thế nào khi mất đi trụ cột gia đình?
Nằm ngay “phên giậu” Tổ quốc, Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là xã có địa hình chia cắt mạnh và “hội tụ” đầy đủ cái khắc nghiệt của thời tiết: mùa Đông sương muối, rét tê tái, mùa Hè thì nắng nóng, bỏng rát gió Lào. Ở vùng đất số hộ nghèo đói còn chiếm tới hơn 60%, thì con đường đến trường của các em nơi đây còn vô vàn gian khó. Và các thầy, cô giáo phải là những người rất tâm huyết với vùng cao này mới duy trì việc học hành và nuôi dạy các em.
Thoắt ẩn thoắt hiện giữa những cánh rừng cao su dưới chân núi Phượng Hoàng, quốc lộ 19 đi qua cặp cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (Việt Nam) và Ozadao (Campuchia) là cửa ngõ thông thương quan trọng bậc nhất trên vùng tam giác phát triển. Gần nửa thế kỷ qua, ẩn chứa trên cung đường này là những nốt thăng trầm trong tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia, ở đó có cả những thuận lợi và thử thách đan xen. Lịch sử là con đường bất tận để kết nối quá khứ với tương lai, nhưng ở “thì hiện tại”, chỉ một thoáng trải nghiệm ngắn ngủi thôi cũng đủ để cảm nhận tình đất, tình người trên biên giới…
Người mà chúng tôi muốn nhắc đến là Thiếu tá Phan Văn Thắm, nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP Nghệ An. Với tình thương và trách nhiệm của người lính Biên phòng, anh đang hằng ngày đồng hành với nhân dân biên giới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, mà trực tiếp là chăm sóc, dìu dắt 72 học sinh dân tộc Đan Lai nuôi dưỡng ước mơ được học tập dưới mái trường bán trú.
Theo bộ tiêu chí mới, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang mới hoàn thành được 5/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Chặng đường để tới đích NTM của địa phương này còn khá nhiều chông gai, bởi các tiêu chí còn lại đều rất khó khăn và cần tiềm lực lớn.
Suốt 12 năm qua, anh Hồ Hoàng Liêm (33 tuổi, trú tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) cùng cộng sự vẫn luôn miệt mài “cõng” điện mặt trời và “rạp chiếu phim” đến với bà con dân tộc thiểu số và học sinh vùng cao. Những ngọn núi cao chót vót, những hiểm nguy rình rập dưới vực sâu không ngăn được bước chân của chàng trai thành phố biển, bởi phía trước là đôi mắt trẻ thơ đang đợi chờ…
Xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có 14 bản thì hầu hết là các bản đặc biệt khó khăn. Và Buốc Pát là bản khó khăn nhất. Cả bản Buốc Pát có 18 hộ thì toàn bộ đều là hộ nghèo và gần như các hộ này đã từng bị cuốn vào vòng xoáy của cơn bão ma túy. Nhưng 3 năm trở lại đây, khi những người đàn ông trở về sau lầm lỡ với lời hứa đoạn tuyệt với ma túy, những hy vọng đang được thắp lên.
Cùng sinh ra, lớn lên ở bản làng biên giới, cùng vượt núi băng rừng đi tìm con chữ, cùng một mục tiêu phấn đấu trở thành sĩ quan Biên phòng và nay lại cùng công tác một đơn vị là điểm chung của 3 sĩ quan trẻ người dân tộc Thái: Lò Văn Trang, Lò Văn Thắng và Tòng Văn Đức (Đồn Biên phòng Mường Lèo, BĐBP Sơn La). Ở nơi cuối trời biên cương, họ là những “chàng lính ngự lâm” đang nỗ lực hiện thực hóa ước mơ của mình bằng cả khát vọng tuổi trẻ.
Dù ước hẹn cùng hành quân trên đường tuần tra biên giới không thể thành hiện thực, nhưng suốt những năm qua, Trung tá Đặng Văn Tuấn (Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Pa Chải, BĐBP Điện Biên) luôn nỗ lực, cố gắng để xứng đáng với những kỳ vọng của người cha đã khuất. Ước mơ về biên giới còn dang dở của cha đang được anh hoàn thiện với tư cách, trách nhiệm của một người con, một người lính trấn ải biên cương.
Tuổi thơ không được may mắn như các bạn đồng trang lứa, nhưng Thượng sĩ Hà Chung Kiên, dân tộc Nùng, học viên Tiểu đoàn 3, Học viện Biên phòng luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để học tập giỏi, rèn luyện tốt, quyết tâm trở thành người sĩ quan Biên phòng “vừa hồng, vừa chuyên”.