Tiết trời vào những ngày đầu Xuân năm mới đang tràn đầy sức sống. Những người lính Đồn Biên phòng A Pa Chải, BĐBP Điện Biên thực hiện chuyến tuần tra đầu năm, với sự góp mặt của ông Lỳ Xuyến Phù, dân tộc HàNhì - người được ví như “cây đại thụ” ở vùng ngã ba biên giới.
Xuyên suốt hơn 61 năm kể từ ngày thành lập (3-3-1959), lực lượng BĐBP luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trên mọi mặt trận. Từ công tác quản lý, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các mục tiêu quan trọng ở nội địa, xây dựng, phát triển cơ sở an ninh vũ trang, tham gia diệt ác, trừ gian, tiễu phỉ, truy quét FULRO, triệt tiêu mầm mống phản động lưu vong xâm nhập qua biên giới, đến nhiệm vụ, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng địa bàn biên phòng vững mạnh, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm... Ở bất kỳ giai đoạn nào, mặt trận nào, BĐBP cũng phát huy cao độ vai trò nòng cốt, chuyên trách trên địa bàn quản lý…
Lớn lên bên mâm cơm truyền thống của ngườiHàNhì, ông Ly Giờ Lúy, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai bảo rằng, chiếc mâm thân thuộc với ông đến mức nhìn nó sẽ thấy ngon miệng hơn. Có điều, trang thiết bị của đời sống hiện đại đang hiện hữu ngày càng nhiều trong từng gia đình nơi đây. Chiếc mâm truyền thống có nguy cơ biến mất trong mỗi nếp nhà ngườiHàNhì. Chứng kiến điều đó, ông Lúy, người đã trải qua 64 mùa xuân bên chiếc mâm truyền thống chẳng thể vui.
Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Điện Biên đã triển khai có hiệu quả phong trào thi đua Quyết thắng, hướng phong trào thi đua vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Kỹ thuật canh tác ruộng bậc thang từ lâu đã được nhìn nhận như vốn tri thức dân gian cần được bảo tồn. Việc đưa vào danh mục di sản quốc gia các danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Mù Cang Chải, Sa Pa, Ý Tý... góp phần gìn giữ văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa hình vùng núi, đồng thời tạo ra các khu du lịch phát triển có sức hấp dẫn riêng.
Lai Châu với 20 dân tộc cùng sinh sống, phong tục tập quán đa dạng vừa là yếu tố thuận lợi, song cũng là yếu tố khó khăn trong việc quản lý, định hướng, vận động người dân chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội. Kẻ xấu vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, nhân quyền và tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Một bộ phận đồng bào do trình độ nhận thức hạn chế đã bị chúng lợi dụng lôi kéo gây mất đoàn kết, chia rẽ trong nội bộ các dân tộc.
Đảm đương nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới có chiều dài trên 455km đường biên giới tiếp giáp hai nước Trung Quốc và Lào, những ngày này cán bộ, chiến sĩ BĐBP Điện Biên còn kiêm thêm “núi” việc trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19. Để đảm bảo an toàn cho nhân dân khu vực biên giới, giúp nhân dân biên giới chủ động phòng, chống dịch, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Điện Biên đã không quản ngại gian khó, ngày ngày "ăn lán, ngủ rừng" và nhận lấy những việc khó về mình. Với bà con ở cực Tây Tổ quốc, các anh được ví như những “lá chắn thép” trên tuyến đầu chống dịch…
Đồng chí Nguyễn Quang Việt (tên khai sinh là Nguyễn Ngọ, bí danh là Hùng, Phong, Ba Nam), nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Chính ủy kiêm Tư lệnh phó Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP), sinh năm 1917, tại thôn Thượng Hòa, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Xuân này, mời bạn lên thăm huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu để nghe gió biên cương thổi dọc những cánh rừng. Giữa cái lạnh miền quan ải, xin bạn hãy lắng lòng mình để nghe trong tiếng xào xạc của đại ngàn, có cả tiếng của những lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nền trời biên giới mùa Xuân...
Nếu ai đã từng đặt chân tới bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đều không khỏi bất ngờ và choáng ngợp trước những cánh rừng già xanh ngắt, ngút ngàn trải dài khắp dọc biên giới. Để giữ được những khu rừng nguyên sinh ấy, người dân tộc HàNhì nơi đây luôn đặt ý thức tự giác lên hàng đầu. Từng hộ dân phân chia nhau bảo vệ rừng, bảo vệ đường biên, cột mốc cùng với BĐBP kề vai, sát cánh giữ từng tấc đất biên cương.
Bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên nằm chót vót trên đỉnh núi, giống như một “ốc đảo” nằm trên cạn ở cuối trời Tây Bắc. Trước đây, người dân HàNhì ở Tả Ló San sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn. Nhưng giờ đây, ở Tả Ló San, những ngôi nhà tranh, vách đất đã không còn nữa, thay vào đó là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Cuộc sống người dân nơi đây đã khấm khá như bức tranh u ám đã thay màu tươi mới.
Không còn phải đứng lớp “gieo” chữ, nhưng suốt 10 năm qua, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Thu Lũm, BĐBP Lai Châu vẫn miệt mài với “sự nghiệp trồng người” bằng việc đưa các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn về đơn vị chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc làm nghĩa tình đầy nhân văn ấy của những người lính Biên phòng nơi biên ải xa xôi này đã mở ra cánh cửa tương lai mà ở đó các em có cơ hội thực hiện ước mơ, trở thành người có ích cho xã hội…
Là lực lượng chủ công trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của tỉnh Hà Tĩnh, trong nhiều năm qua, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), BĐBP Hà Tĩnh đã chặn đứng nhiều đường dây gieo rắc “cái chết trắng” vào cộng đồng. Trong thành công chung đó có vai trò quan trọng của Thượng tá Nguyễn Văn Giáp, Trưởng phòng PCMT&TP - một người luôn mẫu mực, sát cánh cùng đồng đội lập nên nhiều chiến công xuất sắc, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn biên giới Hà Tĩnh.
Y Tý, xã biên giới xa nhất của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nằm trên độ cao gần 2.000m so với mực nước biển có kiểu thời tiết đặc trưng mây giăng bốn phía, sương mù gần như quanh năm. Ấy vậy mà, giữa chốn mây mù bảng lảng suốt năm đó lại có những dòng sông mây khổng lồ đẹp đến nao lòng. Đó cũng là lý do chẳng phải vô cớ, khách du lịch cứ trở đi, trở lại nơi này để tận hưởng cuộc sống chầm chậm trôi trong khoảng không gian tĩnh lặng, mơ mộng của những dòng sông mây khổng lồ và cả những nét văn hóa bản địa đặc sắc.
Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia xác định “Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị; dựa vào dân, lấy dân làm gốc “mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”. Báo Biên phòng xin giới thiệu tham luận của đồng chí Giàng Thị Hoa, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Điện Biên tại Hội thảo Luật Biên phòng Việt Nam ngày 23-9 tại thành phố Lào Cai.