Chiều 9/6, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Bến Lức, BĐBP Long An phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tổng kết lớp học tình thương, năm học 2022-2023 tại khu phố 8, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn có ý nghĩa quan trọng về địa chính trị và an ninh-quốc phòng. Đây cũng là khu vực còn nhiều khó khăn của cả nước và được ưu tiên đầu tư thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc đến từ khung chính sách, chưa có hướng dẫn thực hiện, mục tiêu, chỉ tiêu chưa cụ thể rất cần được tháo gỡ.
Vùng đất Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với hơn 85% là người dân tộc Vân Kiều sinh sống có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, vì thế, việc đến trường học tập của con trẻ cũng chưa thể được như các địa phương khác có nhiều thuận lợi. Xuất phát từ tình yêu thương các em học sinh nơi vùng cao biên giới này, thầy giáo Phan Trí, trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hướng Lập đã ròng rã suốt 21 năm đi gieochữ khắp các bản làng vùng cao biên giới và có hơn 19 năm miệt mài gieochữ bên dòng sông Sê Băng Hiêng.
“3 lần bị tai biến khiến tôi không thể đi lại bình thường, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ đến vợ con từ ăn uống đến tắm rửa, thay quần áo. Cứ đỡ một thời gian là lại bị tái lại, nhiều lúc thấy thật bất lực, chán nản vô cùng.” Đó là chia sẻ của ông Hoàng Minh Đạo ngụ tại cụm 6, thôn Kỳ Úc, Phúc Thọ, Hà Nội.
Hơn nửa thế kỷ đi qua, tôi vẫn còn nhớ câu nói đầy tâm huyết của già làng Hồ Tơ, đảng viên thời tiền khởi nghĩa ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Vĩnh Linh (nay là huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị): “Chữ Bác Hồ đã khai tâm, khai trí cho dân tộc Pa Kô-Vân Kiều”…
Thực tế cho thấy, việc quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi có sự chung tay của chính những công dân sinh sống ở khu vực biên giới. Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị luôn quan tâm đến việc “trồng người” là tạo nguồn, phát triển đội ngũ cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số để ngày hôm nay thu những “trái ngọt” bằng đội ngũ cán bộ năng lực, đầy nhiệt huyết này.
Xuân Quý Mão 2023 đang đến gần, ngườingười, nhà nhà đang chuẩn bị đón một mùa Xuân mới với ngập tràn niềm tin yêu và hy vọng. Nghĩ đến Tết và mùa Xuân, trong tôi lại rạo rực, bồi hồi với những khúc ca về mùa Xuân biên cương, bởi nơi đó có những người chiến sĩ Biên phòng ngày đêm chắc tay súng bảo vệ phần đất thiêng liêng của Tổ quốc mà có khi không có cơ hội được trở về đoàn tụ với gia đình.
Những tháng đầu của năm học 2022 - 2023, tỷ lệ học sinh đến lớp của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đạt gần 100%. Có được kết quả trên, ngoài nỗ lực của những người làm công tác gieochữ, còn nhờ tinh thần tự giác, tích cực đến trường học tập của các em học sinh. Trong chuyến tác nghiệp tại các thôn, làng của xã Tu Mơ Rông, chúng tôi đã được nghe và chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động từ cuộc sống thường ngày của những “bông hoa nhỏ” ham học.
Gần 10 năm qua, lớp học tình thương trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An nói chung và hình ảnh người thầy giáo “quân hàm xanh” nói riêng đã trở nên quen thuộc, gần gũi và thân thương đối với các em học sinh nghèo nơi đây. Bằng tình thương, lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của mình, những thầy giáo “quân hàm xanh” đã nâng bước cho nhiều em học sinh nghèo được đến lớp, đến trường, cùng đồng hành với các em trên những nét vẽ đầu tiên về những ước mơ “màu hồng” còn dang dở.
Trong đời mỗi con người, ai cũng có một thời học sinh đáng nhớ, ai cũng đi qua con đường đến trường, đến lớp. Con đường ấy có thể dài hay ngắn, đường đất hay đường nhựa, đường vòng hay đường thẳng, từ ngõ nhà đến cánh cổng trường. Con đường ấy không lặp lại bao giờ, mỗi ngày là một ngày mới rồi chuyển mùa, giao mùa, với bao ấm lạnh, với bao sắc màu thay đổi của thiên nhiên, của mưa của nắng, của sáng của tối, của tháng của ngày.
12 tuổi mới theo cha xuống núi học chữ nên hơn ai hết, Thiếu tá Hờ A Thành (nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lèo, BĐBP Sơn La) hiểu được ý nghĩa của việc học, bởi vậy, khi đơn vị mở các lớp học xóa mù, anh đã không ngại ngần xung phong được đứng lớp. Bước chân của người lính Biên phòng vượt núi, băng rừng đến các bản làng chon von trên núi cao để gieochữ và gieo niềm tin cho đồng bào Mông.
Thủ tướng bày tỏ mong muốn các thầy cô giáo vì học sinh thân yêu, kề vai sát cánh để đưa ngành giáo dục-đào tạo trong nền kinh tế đang chuyển đổi phát triển ngang tầm vị thế, vai trò đất nước.
Tháng 5/1972, tỉnh Quảng Trị được giải phóng cũng là lúc 600 giáo viên thuộc 17 tỉnh, thành phố phía Bắc hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và cách mạng miền Nam tình nguyện vào Quảng Trị, chung tay cùng đồng nghiệp và nhân dân nơi đây dựng lán dạy học… 50 năm đã trôi qua, những chiến sĩ trên mặt trận giáo dục vào Quảng Trị ngày ấy kẻ còn, người mất nhưng kí ức về những ngày gieo mầm chữ trên miệng hố bom vẫn vừa như mới hôm qua!
Tròn 24 tuổi, chàng trai người Rục Cao Xuân Long được bà con tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, Trưởng bản kiêm Trưởng ban công tác mặt trận bản Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Suốt 3 năm qua, một mình gánh trọn “ba vai”, Cao Xuân Long luôn nỗ lực, cố gắng làm tốt công việc, từng bước cùng đồng bào thay đổi diện mạo của bản làng.
Cách đây 55 năm (ngày 24/6/1967), Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện đầy ý nghĩa này đã ghi dấu trang sử mới trong quan hệ hai nước. Hơn nửa thế kỷ qua, lãnh đạo và nhân dân hai nước luôn khẳng định quyết tâm cùng vun đắp mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hợp tác song phương, phát triển toàn diện và bền vững lâu dài… (Samaki là chữ của Campuchia, hiểu theo tiếng Việt là đoàn kết).