Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Trưởng ấp Vườn Bưởi, xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, vì đại dịch Covid-19 nên đã lâu rồi mới gặp ông Văn Von, Trưởng phum Cooc Tho Mo, xã Tuần Lung, huyện Mê Mốt, tỉnh Tbong Khmum, Vương quốc Campuchia. Câu chuyện của hai địa phương sau 5 năm kết nghĩa vẫn tập trung quanh chuyện xóa đói, giảm nghèo.
Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển vùng dântộc thiểu số (DTTS). Tuy nhiên, phụ nữ DTTS vẫn còn những khoảng cách trong tiếp cận và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Chính vì vậy, vấn đề lồng ghép giới vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được coi là chiếc “chìa khóa” giải quyết vấn đề trên.
Đến Đồn Biên phòng Đắc Ơ, BĐBP Bình Phước, được nghe câu chuyện về Binh nhất Điểu Hồ tiết kiệm phụ cấp để gửi về nhà chữa bệnh cho mẹ khiến chúng tôi vô cùng cảm động. Không chỉ là người con hiếu thảo mà ở đơn vị, Điểu Hồ là một chiến sỹ mẫu mực, sống có trách nhiệm.
Hiện nay, phụ nữ dântộc thiểu số (DTTS) đang gặp phải nhiều rào cản xã hội đối với việc hưởng thụ và phát triển, từ đó, tạo khoảng cách lớn đối với phụ nữ người Kinh. Trao cơ hội bình đẳng là giải pháp giúp họ chủ động học tập, hòa nhập và vươn lên mạnh mẽ. Đó là nhận định chung của các đại biểu tham dự Hội thảo chính sách “Thách thức và giải pháp để phụ nữ DTTS không bị bỏ lại phía sau”, được tổ chức ngày 12-8, tại Hà Nội. Báo Biên phòng lược ghi một số ý kiến tâm huyết của đại biểu.
Đến các xã biên giới của huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, nhắc đến Đại úy Ngô Minh Đức, cán bộ vận động quần chúng Đồn Biên phòng Bù Đốp, ai cũng thán phục về người lính hết lòng vì đồng bào nghèo. Từ năm 2008 đến nay, đồng chí Đức đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương mở lớp xóa mù chữ, trực tiếp giảng dạy, hoàn thành 9 lớp xóa mù cho 209 học viên, phổ cập giáo dục tiểu học 2 lớp, 30 học viên. Ngoài ra, Đại úy Ngô Minh Đức còn có nhiều việc làm ý nghĩa giúp đỡ học sinh nghèo, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới.
Xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) đang từng ngày thay da đổi thịt, những tuyến đường trước đây gập ghềnh nhiều ổ gà, ổ voi, nắng bụi, mưa lầy, nay được trải nhựa, bê tông hóa khang trang, sạch đẹp, đời sống kinh tế nâng cao, an ninh trật tự được giữ vững... Bước chuyển mình ở Lộc Thịnh hôm nay đã minh chứng cho những nỗ lực, cố gắng trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền, nhân dân và BĐBP ở khu vực biên giới này.
Nghệ nhân chế tác đàn tính, người Sán Chỉ, thôn Khau Đấng, xã Bộc Bố, Pắc Nặm, Bắc Kạn tên là Hoàng Văn Cầu đã từng làm ra hơn 600 chiếc đàn tính đặc trưng của dântộc mình. Có lẽ, đây là nghệ nhân có tay nghề thủ công khéo léo với số sản phẩm kỷ lục, trong khi vùng đất của ông sinh sống không phải là trung tâm đô thị có thể kinh doanh mặt hàng đặc biệt này.
Trong những năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Phước đã không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại Biên phòng. Trên cơ sở đó, tăng cường củng cố, duy trì đoàn kết, gắn bó hữu nghị với chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang của 3 tỉnh có chung đường biên giới là Tbong Khmum, Kratie, Mondulkiri và phối hợp trong phòng chống tội phạm với Ty Công an, lực lượng Hiến binh Hoàng gia tỉnh Stung Treng, Vương quốc Campuchia .
Đến Đồn Biên phòng Phước Thiện, BĐBP Bình Phước, chúng tôi rất ấn tượng với một chiến sĩ có nụ cười hiền lành, thân thiện và đôi tay lúc nào cũng thoăn thoắt với công việc. Đó là Binh nhất Điểu Díp, công tác ở Đội Tham mưu - Hành chính, trực tiếp làm nhiệm vụ tăng gia, sản xuất của đơn vị.
Xác định vai trò của các già làng, người có uy tín hết sức quan trọng trong đời sống của đồng bào dântộc thiểu số, những năm qua, Đồn Biên phòng Đắc Quýt, BĐBP Bình Phước luôn tích cực phát huy vai trò của họ trong cộng đồng dân cư. Nhờ vậy, tinh thần đoàn kết ở các thôn, ấp càng được thắt chặt, sức mạnh của tập thể được phát huy, an ninh trật tự trên khu vực biên giới được đảm bảo.
Những năm qua, trước yêu cầu đổi mới toàn diện công tác giáo dục-đào tạo, Trường Trung cấp Biên phòng 2 (TCBP2) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo với những kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, đào tạo phải bám sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Từ đầu năm 2017 đến nay, BĐBP TP Hồ Chí Minh đã vận động các nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động xã hội từ thiện đóng góp tiền của, công sức để xóa nhà tạm bợ, dột nát, hỗ trợ phương tiện sinh kế để làm ăn buôn bán... giúp đỡ bà con nghèo nơi biên giới, hải đảo và các vùng quê cách mạng. Những việc làm thiết thực đó đã góp phần giúp ngườidân nghèo từng bước vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Chương trình kết hợp quân dân y nhiều năm qua ở Bình Phước đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, góp phần củng cố cơ sở y tế ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nơi có đông đồng bào dântộc thiểu số sinh sống. Đây thực sự là điểm tựa vững chắc cho những bệnh nhân nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn 3 huyện biên giới: Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập.
Ngày 31-7, tại xã Đắc Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Đồn BP Đắc Ơ phối hợp với đoàn viên, thanh niên xã Đắc Ơ tổ chức phát quang đường tuần tra biên giới, đoạn cột mốc 62 (2).
Chúng tôi gặp Thượng úy Dương Văn Chung, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng của Đồn BP Đắk Ơ, BĐBP Bình Phước, trong một lớp học xóa mù chữ cho bà con đồng bào dântộcStiêng, xã Đắc Ơ. Nhìn dáng người săn chắc, nước da ngăm đen và tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát của anh, ai ngờ rằng, đây là người "Thầy giáo quân hàm xanh" nổi tiếng khắp vùng núi rừng biên giới huyện Bù Gia Mập.