Ở ba xã Hướng Lập, Hướng Việt và Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), ngày xuống giống, ngày gặt hái đều là ngày hội đoàn kết, mang dấu ấn của tình quân dân. Ra đồng giúp nhân dân, cán bộ Biên phòng cũng là cán bộ nông nghiệp. Đây là một cách làm hay vì một biên cương ngày mai giàu mạnh.
Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Nhưng tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn bỏ ngỏ khi chúng ta đang chậm cải tiến, đổi mới, đột phá về mẫu mã để theo kịp với sự phát triển đa dạng của kinh tế thị trường.
Khám phá vẻ đẹp hoàn hảo của cổng đá tam quan và cột đá tuyệt đẹp tại Đá Mỹ Nghệ Ninh Vân - nơi nghệ thuật và sự tỉ mỉ hòa quyện thành một. Với kỹ thuật chế tác tinh xảo và tay nghề điêu luyện, đơn vị đã mang đến những tác phẩm đá mỹ nghệ độc đáo, gợi lên cảm giác trang trọng.
Paresi là bộ tộc sinh sống tại khu vực rừng xavan giữa sông Pareci và Jurruena, bang Mato Grosso, Brazil. Người Paresi nói ngôn ngữ của bộ tộc Arawakan xưa và là một trong những bộ tộc đại diện ngôn ngữ và văn hóa của bộ tộc Arawakan trước đây ở vùng Nam Mỹ và Caribe.
Lý Sơn mùa này giữa mênh mông biển trời, thoảng trong tiếng gió và sóng ào ạt thổi vào xứ đảo này là tiếng ốc u như gọi người hướng về Lễ khao lề thế lính trong sâu thẳm biển, đảo Hoàng Sa.
Năm 2022, du lịch Sa Pa ghi dấu ấn với một nghệ thuật biểu diễn thực cảnh - “The Mong show - Sa Pa lặng lẽ yêu”. Giữa những ồn ào của Khu du lịch trọng điểm quốc gia Sa Pa, người ta vẫn tìm về một Sa Pa lặng lẽ, một góc sống mà ở đó, họ biết thêm tri thức về tộc người với lịch sử hình thành hơn 300 năm, về nếp sinh hoạt, về giá trị bản sắc văn hóa, về nghề thủ công truyền thống… Tất cả được tái hiện một cách chân thực, với hơn 70 diễn viên là chính những người bản địa sinh sống tại Sa Pa.
Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, nhiều đại biểu HĐND cấp xã mang quân hàm xanh ở các địa phương biên giới đã kiên định thực hiện vai trò, sứ mệnh của người đại biểu dân bầu. Đội ngũ này đã bám sát chức trách, nhiệm vụ của mình, cùng với HĐND cấp xã góp phần làm thay đổi cuộc sống nhân dân, tạo diện mạo mới tại các bản làng biên giới. Những dấu ấn của đại biểu HĐND cấp xã mang quân hàm xanh được cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc trên địa bàn ghi nhận, tin yêu.
Trong cảm thức trân trọng và xúc động, tôi đã đọc trọn vẹn 300 trang sách ngồn ngộn hơi thở cuộc sống trong tập phóng sự - ghi chép “Điểm tựa xanh biên cương” của nhà báo Nguyễn Viết Tôn, Phó Trưởng phòng Phóng viên, Báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam. Có thể nói, đây là một cuốn sách nhiều tư liệu thời sự - chính luận quý, phản ánh thực tiễn những cống hiến của BĐBP - những người chiến sĩ gánh trên vai sứ mệnh quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia suốt hơn 64 năm qua.
Là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Dao -Tuyên Quang, nhưng nhà văn, nhà nghiên cứu Bàn Minh Đoàn cho rằng, bản thân ông cũng chưa có điều kiện khai thác được hết những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc mình. Vì vậy, có chút thời gian rảnh là ông lại tranh thủ đi đến các bản, làng gặp các nghệ nhân, các thầy Tào, thầy cúng để sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép tư liệu phong tục tập quán, những làn điệu dân ca, dân vũ...
Chiều 15/3, tại Bảo tàng chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo thông tin nội dung đã thỏa thuận với ký giả người Mỹ là Ronald L. Haeberle (82 tuổi), tác giả chùm ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai ngày 16/3/1968.
Mỗi người một lứa tuổi, một hoàn cảnh, phụ nữ vùng cao Lào Cai dù là thủ lĩnh phong trào hay nông dân vượt khó làm giàu, điểm chung của họ là sự năng động, sáng tạo, đặc biệt kiên trì với lựa chọn.
Tập hồi ký “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” của tác giả Nguyễn Thái Long - một người lính từng tham gia cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vừa ra mắt độc giả sáng ngày 12/2/2023. Cuốn sách như những thước phim quay chậm đưa độc giả trở lại với một thời đạn bom khói lửa cách đây hơn 40 năm.
Những năm qua, bằng uy tín của mình, già làng A Lăng Nhứch (dân tộc Giẻ Triêng, ở thôn A xò, xã Chơ Chun, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con phát huy tinh thần đoàn kết, cùng BĐBP tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Già Nhứch cũng là tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ để mọi người, mọi nhà có một cuộc sống yên vui, no ấm.
Ham xê dịch, yêu cuộc sống tự do, chàng thi sĩ người Chăm lãng tử năm xưa giờ đã trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa với một gia tài chữ nghĩa đồ sộ. Ở tuổi 65, người ta vẫn mời ông ngồi vào ghế này, ghế nọ với những ràng buộc về trách nhiệm và lương bổng, nhưng ông kiên quyết từ chối để được tận hưởng một cuộc sống tự do và làm những điều mình thích. Người đàn ông “chơi ngông” ấy là Inrasara, tên khai sinh là Phú Trạm.
Khó có thể bảo tồn được sử thi bởi đó là truyền khẩu không chỉ bằng văn vần mà còn bằng hình thức hát kể. Để sử thi mãi trường tồn, chỉ còn cách duy nhất là gìn giữ bằng việc sưu tầm và tạo điều kiện để những nghệ nhân trình diễn, truyền dạy.