Sáng 25/5, tại Bộ Chỉ huy BĐBP QuảngNgãi, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức trao thưởng đột xuất cho Ban Chuyên án VBT6 vì có thành tích xuất sắc trong đấu tranh với hoạt động môi giới, tổ chức đưa tàu cá, ngưdân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân. Dự và phát biểu chỉ đạo có Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP; đồng chí Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh QuảngNgãi.
Thiếu lao động gay gắt trong khai thác thủy sản đã diễn ra nhiều năm qua, làm cho nhiều chủ tàu đánh cá lao đao, một số nghề đang đứng bên bờ vực thẳm. Ở thị xã Đức Phổ, tỉnh QuảngNgãi có cách làm hay, các lao động đóng góp lưới, trở thành “cổ đông” trên các tàu đánh cá. Ra biển ai cũng làm việc với tâm thế “ông chủ”, luôn đạt năng suất cao.
Sáng 23/5, Bộ Chỉ huy BĐBP QuảngNgãi phối hợp với Bảo tàng tổng hợp tỉnh QuảngNgãi kiểm tra đồ vật gốm sứ do ngưdân khai thác trái phép. Tại buổi kiểm tra, cơ quan chuyên môn xác định gốm sứ trục vớt tại vùng biển trên là cổ vật thuộc thời nhà Minh.
Với quyết tâm cao nhất cùng các địa phương ven biển và các bộ, ngành tháo gỡ “thẻ vàng” áp dụng đối với thủy sản Việt Nam của Ủy ban châu Âu (EC), Bộ Tư lệnh BĐBP đã triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Bên cạnh việc tăng cường tuần tra, kiểm soát tàu cá, tuyên truyền ngưdân tuân thủ các quy định pháp luật về khai thác thủy, hải sản, các đơn vị BĐBP đã đẩy mạnh đấu tranh với các đường dây, đối tượng tổ chức môi giới cho tàu cá, ngưdân ra vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
Trên vùng biển, đảo Trường Sa luôn có hàng trăm tàu thuyền với hàng nghìn lao động từ các địa phương của cả nước hành nghề khai thác hải sản, phát triển kinh tế. Trên ngư trường truyền thống, bà con luôn có sự đồng hành, hỗ trợ rất thiết thực, kịp thời của các cơ quan, đơn vị, lực lượng đứng chân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tinh thần đoàn kết, gắn bó quân dân tạo nên “thành trì’’ vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Bộ Chỉ huy BĐBP QuảngNgãi cho biết, đơn vị vừa tạm giữ một số đồ vật gốm sứ do ngưdân khai thác trái phép tại vùng biển ven bờ của tỉnh QuảngNgãi, phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, xác minh nguồn gốc và giá trị.
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, ngày 14/5 tại quảng trường 15/5, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tổ chức Lễ ra quân cấp Trung ương Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2023 với chủ đề “Chuyển đổi số trong tình nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.
Thực hiện Kế hoạch hành động của Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhằm tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC); Kế hoạch số 127/KH-CQTT ngày 5/1/2023 của Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh BĐBP đã xây dựng kế hoạch số 277/KH-BĐBP ngày 19/1/2023 về chống khai thác IUU năm 2023 triển khai đến các đơn vị BĐBP tuyến biển tổ chức thực hiện, đồng thời chỉ đạo Cục Trinh sát BĐBP xác lập Chuyên án VBT6 đấu tranh với đường dây, đối tượng tổ chức môi giới cho tàu cá, ngưdân ra vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép trên địa bàn.
Năm 2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 1,03 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Nhưng qua trao đổi với các ngưdân khai thác cá ngừ của 4 tỉnh trọng điểm ở Nam Trung Bộ, tôi lại nhận được lời kêu than thua lỗ do sản lượng đánh bắt bị thụt giảm, giá cá bán thấp, thiếu lao động nghề biển… Những bất cập trên đang thực sự đe dọa đến sự tồn vong của nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam.
Tối 29/4, tại Quảng trường Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng-Dragon Beach, Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Tạp chí Cộng sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Lễ hội Văn hóa Dân gian Biển đảo Việt Nam và khai mạc Lễ hội Biển Đồ Sơn-Hải Phòng 2023. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và phát biểu khai mạc.
Chiều 28/4, tại Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Định, BĐBP 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên và QuảngNgãi phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả công tác hiệp đồng bảo vệ khu vực giáp ranh năm 2022 và triển khai công tác hiệp đồng bảo vệ khu vực giáp ranh năm 2023.
Giữa cảng cá Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chàng thuyền trưởng người Đà Nẵng nổi bật bởi dáng vẻ lịch lãm, nụ cười tươi, ăn nói nhẹ nhàng và thường nhắc đến trách nhiệm của ngưdân khi đánh bắt trên biển. Anh cũng tâm sự về việc phải vào tận Bình Định để tuyển bạn chài đi trên con tàu ĐNa 91059 TS, quanh năm vươn khơi, bám biển Hoàng Sa, Trường Sa để cùng BĐBP gìn giữ chủ quyền.
Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh QuảngNgãi là địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh và kinh tế, văn hóa, xã hội. Án ngữ một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng trên Biển Đông, Lý Sơn đang đổi thay từng ngày và hướng đến xây dựng thành phố giữa trùng khơi.
Ngày 4/4, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP QuảngNgãi. Tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng Bộ Tư lệnh BĐBP.
Hiện nay, tại một số tỉnh phía Nam, nghề biển đang đối mặt với vô vàn khó khăn do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, thu nhập từ nghề biển không cao, trong khi đó, một số tàu cá kéo dài phiên biển đến “ngạt thở” (4-5 tháng mới vào bờ để giảm phí tổn). Vì vậy, nhiều lao động không mặn mà với nghề biển. Từ đó, các chủ tàu phải sống chết với bài toán “kiếm bạn chài bằng mọi giá”dẫn đến nhiều hệ lụy.