Những năm qua, với vai trò là lực lượng nòng cốt, xung kích trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), các đơn vị BĐBP luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng ứng phó, chấp nhận rủi ro, nguy hiểm về mình để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, các đơn vị BĐBP luôn chủ động rà soát, bổ sung phương án PCTT, đồng thời, tập huấn kỹ năng cứu hộ, cứu nạn. Sự chuẩn bị kỹ càng cùng với tinh thần dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ đã giúp các đơn vị BĐBP thực hiện hiệu quả nhiệm vụ PCTT-TKCN.
Ngày 10-3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP chủ trì hội nghị.
Sáng nay, 2-11, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh KiênGiang cho biết, một ngưdân của tỉnh này đã bịbắnchết khi đang đánh bắt tại vùng biển giáp biên của Việt Nam. Hiện nạn nhân đã được đưa vào đất liền và vụ việc đã được trình báo với đơn vị.
Hoa phong ba Cồn Cỏ là loài hoa gây cho tôi nhiều ấn tượng nhất khi lần đầu tiên ra đảo. Cái tên “hoa phong ba” gợi lên cái đẹp nơi bão tố, nghe rất âm vang, là sự giới thiệu đầy kiêu hãnh của thiên nhiên về hòn đảo này. Quê tôi làng biển Thượng Luật, xã Ngư Thủy, ở góc biển phía Nam Quảng Bình, giáp Vĩnh Thái, Vĩnh Linh. Ở làng tôi, vào buổi sáng, nếu trời trong biển lặng, nhìn về phía mặt trời, sẽ thấy đảo như một chấm xanh của bông hoa ánh vàng ở chân trời. Đó là đảo Cồn Cỏ.
Mỗi khi bão lũ, thiên tai xảy ra, mọi người nhanh chóng sơ tán đến nơi trú tránh an toàn thì lúc đó, người chiến sĩ Biên phòng lại lao vào tâm bão, đến những vùng sạt lở, lũ lụt nghiêm trọng để làm nhiệm vụ… Ghi tên mình ở những nơi gian khó, hiểm nguy, có thể nói, hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng căng mình trong bão lũ cứu người, tài sản của Nhà nước và của nhân dân, giúp dân gặt lúa, gia cố nhà cửa phòng chống bão, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cùng bà con trồng rừng… đã trở thành một nét đẹp bình dị và quen thuộc trên khắp mọi miền biên cương Tổ quốc.
Cuối tháng 10-2017, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” đối với xuất khẩu hải sản đánh bắt của Việt Nam vào thị trường châu Âu, với lý do Việt Nam hành động không kiên quyết trong việc ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Đây là hồi chuông báo động khẩn, đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam phải có những nỗ lực đổi thay tích cực, bởi sau 6 tháng bị gắn thẻ vàng, nếu không đáp ứng các yêu cầu của EC, thủy sản Việt Nam sẽ bị rút thẻ đỏ, đồng nghĩa toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ bị cấm.
Trong những năm gần đây, tình trạng tàu cá và ngưdân Việt Nam bị lực lượng chức năng nước ngoài xua đuổi, bắt giữ có xu hướng gia tăng. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế mà đến cả tính mạng của ngưdân, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Chỉ vì thấy cái lợi trước mắt là đánh được nhiều loại hải sản nên thời gian qua, không ít chủ tàu, thuyền trưởng ở KiênGiang đã bất chấp pháp luật, hiểm nguy, vượt sâu vào vùng biển các nước láng giềng đánh bắt hải sản, dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Ngày 15-9, Bộ Chỉ huy BĐBP KiênGiang có kết luận điều tra vụ tàu nước ngoài bắt giữ và bắnngưdân Việt Nam, xảy ra vào ngày 11-9, trên vùng biển chồng lấn giữa ba nước Việt Nam, Thái-lan và Ma-lai-xi-a.
Chính trị viên phó Đồn BP Cửa Tùng Ma Văn Trình đưa tôi đi một vòng quanh doanh trại của đơn vị. Doanh trại khang trang, đầy đủ tiện ích: Có nhà công vụ của sĩ quan và chiến sĩ, có nhà ăn, nhà nghỉ, phòng khách, hồ cá, cây cảnh... và cả vườn tăng gia rau củ, quả. Màu sơn xanh của cửa, sơn trắng của tường, mái đỏ của ngói làm cho doanh trại trở nên mát mắt, hòa đồng với những biệt thự, khách sạn kéo dài theo bờ biển của khu du lịch Cửa Tùng.
Dáng người nhỏ, nước da ngăm đen, nói năng không mấy lưu loát nhưng dũng cảm, luôn sẵn sàng sát cánh với cán bộ, chiến sĩ BĐBP đấu tranh triệt phá các băng nhóm tội phạm để biển, đảo phía Tây Nam Tổ quốc luôn bình yên. Ông là ngưdân Nguyễn Văn Mọi, trú tại làng Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh KiênGiang.