Thực hiện đợt cao điểm của Chính phủ về việc gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ Chỉ huy BĐBP Tiền Giang đã chỉ đạo quyết liệt đến các đồn, trạm kiểm soát Biên phòng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Qua đó, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của ngưdân trong hoạt động khai thác nghề biển, tạo điều kiện để phát triển bền vững ngành thủy sản nước nhà.
Từ tình hình thực tế, Bộ Tư lệnh BĐBP liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo đơn vị cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), trọng tâm là tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát tàu cá. Sự chỉ đạo cương quyết và sâu sát của Bộ Tư lệnh BĐBP đã mang lại những tín hiệu tích cực qua những lần kiểm tra thực tế tại các địa phương trọng điểm nghề cá của cả nước.
Ngày 30/5, Thiếu tá Lê Thành Út, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau) thông tin, khi đang hoạt động trên biển, do bất cẩn trong lao động, một thuyền viên đi trên tàu đánh cá bị trái độn cao su trên tàu rơi đập gãy đùi chân trái. Thuyền trưởng chở nạn nhân vào bờ trình báo và được đồn Biên phòng hỗ trợ.
Xà lan biển kiểm soát AG 91701 chở đá xây dựng từ An Giang về Cà Mau, khi đến địa bàn vàm Kim Quy, xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh KiênGiang khoảng 3km về hướng Tây, gặp sóng to, gió lớn, máy hỏng nên bị chìm. Trên xà lan lúc đó có 4 người.
Sáng 25/5, tại Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Ngãi, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức trao thưởng đột xuất cho Ban Chuyên án VBT6 vì có thành tích xuất sắc trong đấu tranh với hoạt động môi giới, tổ chức đưa tàu cá, ngưdân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân. Dự và phát biểu chỉ đạo có Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP; đồng chí Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Thiếu lao động gay gắt trong khai thác thủy sản đã diễn ra nhiều năm qua, làm cho nhiều chủ tàu đánh cá lao đao, một số nghề đang đứng bên bờ vực thẳm. Ở thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có cách làm hay, các lao động đóng góp lưới, trở thành “cổ đông” trên các tàu đánh cá. Ra biển ai cũng làm việc với tâm thế “ông chủ”, luôn đạt năng suất cao.
Với quyết tâm cao nhất cùng các địa phương ven biển và các bộ, ngành tháo gỡ “thẻ vàng” áp dụng đối với thủy sản Việt Nam của Ủy ban châu Âu (EC), Bộ Tư lệnh BĐBP đã triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Bên cạnh việc tăng cường tuần tra, kiểm soát tàu cá, tuyên truyền ngưdân tuân thủ các quy định pháp luật về khai thác thủy, hải sản, các đơn vị BĐBP đã đẩy mạnh đấu tranh với các đường dây, đối tượng tổ chức môi giới cho tàu cá, ngưdân ra vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
Tiếp tục cùng với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương ven biển chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị tốt các nội dung làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam thanh tra lần thứ 4 (dự kiến từ 23 đến 29/5). Bộ Tư lệnh BĐBP cũng đã thành lập đoàn kiểm tra do Đại tá Vũ Văn Hưng, Phó Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn trực tiếp kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại BĐBP các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang từ ngày 15/5.
Để thực thi chức năng, nhiệm vụ duy trì, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới, biển đảo của Tổ quốc, thời gian qua, các đơn vị BĐBP đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; tích cực tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến biên giới; phòng, chống hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép; phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Qua đó, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, đem lại cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.
Thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) Hà Tiên, BĐBP KiênGiang đã rà soát toàn bộ tàu cá trên địa bàn quản lý, tổ chức cho ngưdân ký cam kết không đánh bắt hải sản ở vùng biển nước ngoài. Bên cạnh đó, đơn vị tiến hành tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm.
Với quyết tâm cùng ngành thủy sản cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP KiênGiang đã tích cực chỉ đạo các đồn, trạm Biên phòng trong toàn tỉnh chủ động phối hợp cùng các lực lượng, ban, ngành, đoàn thể tập trung vào công tác tuyên truyền chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Cùng với việc giữ vững chủ quyền, an ninh chính trị trên khu vực biên giới biển, đảo, thời gian qua, BĐBP Cà Mau đã lập được nhiều thành tích trong phòng chống các loại tội phạm, chống buôn bán, vận chuyển hàng hóa, xăng dầu trái phép, được Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương, khen thưởng…
Nhằm chung tay khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” đối với ngành thủy sản Việt Nam của Ủy ban châu Âu, thời gian qua, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo các đơn vị BĐBP tuyến biển tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chống khai thác hải sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU); hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng chức năng kiểm tra thông tin, nắm tình hình trên biển.
Để chấm dứt tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), BĐBP Bình Định đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều biện pháp hiệu quả. Nhờ đó mà ngưdân yên tâm vươn khơi, bám biển, lao động phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự biển, đảo của Tổ quốc.
BĐBP Cà Mau quản lý 254km bờ biển, khu vực biên giới biển có 23 xã, thị trấn thuộc 6 huyện ven biển; vùng biển rộng khoảng 80.000km2, tiếp giáp với vùng biển Thái Lan và Malaysia. Đây là một trong 4 ngư trường khai thác hải sản trọng điểm của cả nước với lưu lượng tàu cá hoạt động khai thác hải sản tương đối lớn. Theo thống kê đến ngày 28/3/2023, trên địa bàn có 4.303 tàu cá khai thác hải sản, trong đó, 1.570 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Ngoài ra, có khoảng trên 1.500 tàu cá của các tỉnh KiênGiang, Bạc Liêu, Bến Tre... thường xuyên đến khai thác hải sản trên vùng biển Cà Mau.