Xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có 14 bản thì hầu hết là các bản đặc biệt khó khăn. Và Buốc Pát là bản khó khăn nhất. Cả bản Buốc Pát có 18 hộ thì toàn bộ đều là hộ nghèo và gần như các hộ này đã từng bị cuốn vào vòng xoáy của cơn bão matúy. Nhưng 3 năm trở lại đây, khi những người đàn ông trở về sau lầm lỡ với lời hứa đoạn tuyệt với matúy, những hy vọng đang được thắp lên.
Trong ngôi nhà ấm cúng, yên tĩnh được dựng xây bằng nghĩa đồng chí, tình đồng đội tại phường Chiềng An, thành phố Sơn La, Đại úy Tòng Thị Khong lặng lẽ đứng trước ban thờ chồng. Trên ban thờ, những nén hương cháy đỏ trước di ảnh Đại úy, Anh hùng liệt sĩ Lù Công Thắng, Trợ lý trinh sát Phòng Phòng, chống matúy và tội phạm, BĐBP Sơn La. Anh Thắng hy sinh năm 2010 trong một chuyên án đấu tranh với tội phạm matúy trên tuyến biên giới Sơn La.
Những năm qua, cùng với tập trung nỗ lực, ưu tiên bảo đảm tốt cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, ngành hậu cần BĐBP đã quyết liệt thực hiện “Ba khâu đột phá”, “Bốn tốt”, phấn đấu giữ ổn định đời sống, cải thiện rõ rệt điều kiện ăn, ở và chăm sóc, bảo vệ tốt sức khỏe bộ đội. Đặc biệt, ngành đã tham mưu cho Bộ Tư lệnh BĐBP tích cực triển khai Chương trình quân - dân y kết hợp thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nơi biên giới, mang lại hiệu quả chính trị, xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Hậu cần BĐBP để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Giúp dân từ những việc làm thiết thực là cách làm dân vận khéo mà Đại úy Cầm Bá Thành, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, BĐBP Sơn La đã và đang thực hiện trong những năm qua. Đặc biệt, Đại úy Cầm Bá Thành đã dành nhiều tình cảm, tâm huyết để giúp đỡ, chắp cánh ước mơ tới trường cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới. Những hoạt động thiết thực và ý nghĩa đó đã góp phần xây dựng thế trận Biên phòng toàn dân vững chắc ở khu vực biên giới, làm sáng đẹp hơn hình ảnh người lính “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.
Những tháng đầu năm 2023, hoạt động của tội phạm, đặc biệt là tội phạm matúy xuyên quốc gia qua tuyến biên giới tỉnh Quảng Trị tiếp tục có chiều hướng diễn biến phức tạp. Căn cứ từ tình hình thực tế, BĐBP Quảng Trị đang triển khai các biện pháp chủ động đấu tranh, ngăn chặn tội phạm từ biên giới, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Núp bóng sau các công ty “ma”, các đối tượng đã thực hiện hành vi để buôn lậu, vận chuyển hàng cấm từ nước ngoài về cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng). Thế nhưng, liên tiếp các hành vi này đã bị lực lượng chức năng phát hiện, điều tra và đưa ra xét xử với những bản án thích đáng.
Sau đợt ra quân cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, những người lính làm công tác phòng chống matúy và tội phạm (PCMT&TP) thuộc BĐBP Đắk Nông lại trở về với “nhịp điệu” quen thuộc của mình - lặng lẽ kiếm tìm những “hạt sạn” giữa ngàn xanh. Trên cung đường biên giới trải dài hơn 141km đi qua 76 thôn, bon, buôn, bản vùng cực Nam Tây Nguyên, hoạt động của các loại tội phạm mặc dù diễn ra khá trầm lắng, nhưng bước chân của họ vẫn ngày qua ngày in dấu, mang yên vui đến với mọi nhà…
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phòng, chống và kiểm soát matúy là một trong những nhiệm vụ đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và lực lượng Công an là nòng cốt, song không “khoán trắng” cho họ.
Những “vòi bạch tuộc” từ bên kia biên giới đã vươn vào vùng Tây Bắc nhằm biến nơi đây thành điểm trung chuyển matúy. Hàng loạt đường dây, toán, nhóm mua bán, vận chuyển “cái chết trắng” bị BĐBP và lực lượng chức năng triệt phá, bắt giữ thời gian qua đã cho thấy, đây là trận chiến lâu dài, chông gai và hết sức quyết liệt. Và trong cuộc chiến đó, đã có những mất mát, hy sinh của người lính quân hàm xanh trên tuyến biên cương khi ngăn chặn tội phạm matúy... Với mong muốn góp phần ngăn chặn những chiếc “vòi bạch tuộc”, giữ vững cuộc sống, sự bình yên nơi đại ngàn Tây Bắc, phóng viên Báo Biên phòng thực hiện loạt bài “Quyết chặn matúy trên tuyến biên cương”.
Thời gian gần đây, qua công tác tuần tra, kiểm soát, Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương, BĐBP Sơn La đã phát hiện và thu giữ số lượng lớn xe máy không rõ nguồn gốc (xe trộm cắp) vận chuyển qua biên giới và tiến hành xác minh, trao trả cho người dân. Điều này cho thấy, tình trạng tiêu thụ xe trộm cắp có chiều hướng dịch chuyển đến khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa để tránh sự phát hiện, xử lý của các lực lượng chức năng.
Trong mọi thời điểm, BĐBP Hà Tĩnh luôn duy trì nghiêm công tác tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu, phối hợp với các lực lượng chức năng đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các loại tội phạm, nhất là tội phạm matúy ngay từ “cửa ngõ” vùng biên, giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Thời điểm cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, dự báo hoạt động của các loại tội phạm, buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép qua tuyến biên giới tỉnh Hà Tĩnh sẽ có những diễn biến phức tạp, khó lường. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Bùi Hồng Thanh, Chỉ huy trưởng BĐBP Hà Tĩnh về kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm trong thời điểm cuối năm này.
Cùng với quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, BĐBP Hà Tĩnh đã huy động các nguồn lực chăm lo cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn. Trong dịp Tết Qúy Mão 2023, đơn vị đã tổ chức các chương trình, trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho các gia đình chính sách, hộ nghèo. Hành động của cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã góp phần để nhân dân được đón Tết đầy đủ, ấm áp, tô thắm thêm tình đoàn kết quân dân nơi biên giới.
Trong 2 ngày 7-8/1/2023, đoàn công tác Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh do Đại tá Bùi Hồng Thanh, Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn đến thăm, chúc Tết và giao nhiệm vụ cho các đồn, trạm và các chốt phòng, chống dịch trên tuyến biên giới huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc ở Lai Châu, trong đó có đồng bào La Hủ. Các chính sách đã đảm bảo phủ kín mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc La hủ; một số cơ sở hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, một cách tổng thể, đời sống của đồng bào La Hủ vẫn còn rất nhiều khó khăn và đứng trước nguy cơ bị mai một.