Ở làng Tơ Ma, khi nói đến người đam mê làm tượng cổng làng thì tất cả mọi người trong làng nói ngay đến anh Nguyễn Văn Quyết, chàng trai dân tộc Xơ Đăng với những tình cảm tốt đẹp. Anh được xem như người “giữ hồn” về nghệthuật tạc tượng dân gian Xơ Đăng với sự am hiểu và niềm đam mê cháy bỏng.
Chiều 21/9, tại Hà Nội, Cục Chính trị BĐBP tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác tổ chức và tham gia Hội thi Cán bộ Hội Phụ nữ giỏi trong BĐBP năm 2023. Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP chủ trì hội nghị.
Đó không chỉ là nhận xét của đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên mà những ai đã tiếp xúc với chị Hoàng Thị Liễu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đều có chung cảm nhận như vậy.
Với gần 200km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), kể từ khi mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên đầu tiên trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc giữa 2 tỉnh Lào Cai - Vân Nam được thực hiện, đến nay, đã tạo dấu ấn trong công tác phối hợp giữa lực lượng Biên phòng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân hai bên biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.
Nói đến Lai Châu là nói đến bản sắc của 20 dân tộc, trong đó có những tộc người chỉ Lai Châu mới có như: La Hủ, Lự... Vì vậy, cùng với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa ngay tại cộng đồng, bảo tồn gắn với quảng bá, phát triển du lịch... thì bảo tồn thông qua các tác phẩm nghệthuật là cách làm hiệu quả góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Lai Châu trong hội nhập phát triển.
Những năm qua, khu vực biên giới đã được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, đầu tư phát triển về nhiều mặt, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, do những điều kiện về địa lý tự nhiên, phong tục, tập quán, nên khu vực biên giới còn nhiều vấn đề bất cập, yếu kém so với các địa bàn khác như: hệ thống chính trị cơ sở nhiều địa phương chưa thực sự vững mạnh, có những tổ chức đảng và đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc vừa mỏng, vừa yếu; còn nhiều thôn bản chưa đủ đảng viên để thành lập chi bộ; công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khó khăn; đội ngũ cán bộ cơ sở ở một số địa phương chưa đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
Thủ tướng mong muốn và tin tưởng các điển hình tiên tiến sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm của mình, tiếp tục là nguồn cảm hứng, là động lực, lan tỏa mạnh mẽ những “câu chuyện người thực, việc thực.”
Đội Tuyên truyền văn hóa BĐBP Quảng Nam đã đi khắp các vùng biên giới để tuyên truyền về Luật Biên phòng Việt Nam. Cách thức tuyên truyền của những người lính là chuyển từ văn bản sang những làn điệu dân ca dễ nhớ, dễ thuộc, liên hệ thực tế đến trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, biển, đảo của đất nước.
Nằm trong Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, ngày 25/8, tại thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai, thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) phối hợp với tổ Tam Bình Bá, thôn Long Bảo, thị trấn Nam Khê, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới.
Thực hiện Chương trình hành động của Đại hội đại biểu Công đoàn BĐBP lần thứ VIII (2018-2023), 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP; cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp, cùng sự đoàn kết, tinh thần khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên của cán bộ, đoàn viên công đoàn, công tác công đoàn trong BĐBP đã đạt được những kết quả quan trọng, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên công đoàn các cấp tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của lực lượng BĐBP, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu".
Tiếng khèn Mông réo rắt gọi bạn, kết nối những tâm hồn con người xích lại gần nhau hơn, tiếng khèn Mông xóa mờ đỉnh núi mờ sương, làm thức dậy cả một miền văn hóa dân tộc tưởng đã bị khuất lấp theo thời gian... Ấy là tiếng khèn Mông diệu kỳ được cất lên bởi một lão nghệ nhân có tài thổi khèn hay, múa khèn giỏi, cũng là một người thợ chế tác khèn Mông tài hoa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái - ông Thào Cáng Súa. Cây khèn Mông đã cùng ông lớn lên theo năm tháng, bồi đắp trong ông niềm đam mê, tâm huyết cả một đời gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc của người Mông.
Sáng 19/8, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tại vườn hoa trung tâm thành phố Quảng Ngãi, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và Hội Văn học Nghệthuật tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức triển lãm ảnh “Hoàng Sa-Trường Sa trong lòng Quảng Ngãi”.
Trong những ngày thu tháng Tám này, lòng ta ai cũng hân hoan hồ hởi đón một mùa thu cách mạng. Đã 78 năm trôi qua mà cứ ngỡ như mới hôm qua vì âm vang và hào khí thiêng liêng của những ngày lịch sử đó còn vang vọng đến hôm nay. Những lớp người lớn lên sau này vẫn tiếp thu truyền thống lịch sử với bao niềm tự hào để phát huy năng lượng khí thế tinh thần của những ngày không quên ấy.