Năm 2022, du lịch Sa Pa ghi dấu ấn với một nghệthuật biểu diễn thực cảnh - “The Mong show - Sa Pa lặng lẽ yêu”. Giữa những ồn ào của Khu du lịch trọng điểm quốc gia Sa Pa, người ta vẫn tìm về một Sa Pa lặng lẽ, một góc sống mà ở đó, họ biết thêm tri thức về tộc người với lịch sử hình thành hơn 300 năm, về nếp sinh hoạt, về giá trị bản sắc văn hóa, về nghề thủ công truyền thống… Tất cả được tái hiện một cách chân thực, với hơn 70 diễn viên là chính những người bản địa sinh sống tại Sa Pa.
Sau đại dịch Covid-19, du lịch Lai Châu đã có bước phục hồi mạnh mẽ, lượng khách đến Lai Châu năm 2022 tăng trên 103% so với năm 2021; doanh thu tăng khoảng 132%. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và đồng bào dân tộc trên địa bàn, tạo hình ảnh mới về Lai Châu trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách lớn có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Nhờ vậy mà bản sắc văn hóa các dân tộc không những được gìn giữ, bảo tồn mà còn được phát huy, chuyển hóa thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển về đời sống kinh tế-xã hội, quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn minh…, các giá trị văn hóa dân gian, truyền thống dân tộc đứng trước nguy cơ bị xói mòn, biến dạng, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và tiên tiến nhằm tiếp tục thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả hơn nữa.
Diễn ra từ ngày 10 tới 13/3, tại thành phố Điện Biên Phủ, Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng du khách thập phương.
Văn hóa có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng tinh thần, động lực phát triển của xã hội. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa đặc sắc, độc đáo, kết tinh từ thành quả lao động sáng tạo của nhân dân ta đã ra đời trong công cuộc lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm để bảo vệ và dựng xây đất nước “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Chợ phiên Phìn Hồ thu hút đông đảo khách du lịch, người dân tìm về bởi sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú, mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc vùng cao, biên giới.
Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy Lai Châu đã vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn và đang nỗ lực phấn đấu trở thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc.
Xòe phản ánh bước đường chinh chiến của cha ông đoàn kết chống kẻ thù, tạo nên sức mạnh trị thủy, khai phá đất đai và mong ước một cuộc sống sinh sôi nảy nở.
Trong ký ức của tôi, Sin Suối Hồ trước đây nghèo xơ xác, tiêu điều, “vật vã” trong “cơn bão” mang tên “nàng tiên nâu”. Hình ảnh những ngôi nhà vách nứa xiêu vẹo với những đứa trẻ còm nhom, lấm lem bùn đất cứ đeo đuổi mãi trong tâm trí tôi. Cho đến lần trở lại thứ hai này, Sin Suối Hồ cho tôi thấy một diện mạo tươi mới, văn minh, giàu đẹp đến ngỡ ngàng.
Hơn chục năm trở lại đây, nắm bắt được nhu cầu tham quan trải nghiệm du lịch cộng đồng ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế, nhiều bản làng, hộ gia đình người dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng cao đã mở dịch vụ lưu trú (homestay) tại nhà.
Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn quan tâm tới công tác tôn vinh cũng như phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Từ đó, giúp hồi sinh những lễ hội, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nguy cơ mai một, đẩy lùi tập tục lạc hậu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Hơn 60 năm cống hiến cho nghệthuật múa, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Chu Thúy Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam vẫn theo sát bước chân các nghệ sĩ đến từng xã, từng bản làng, sưu tầm, phục dựng rồi sáng tạo ra những điệu múa mới. Những điệu múa của bà mang đậm dấu ấn về chiều sâu văn hóa, lịch sử dân tộc, thấm đẫm hồn núi sông và điểm tô cho lịch sử nước nhà.
Tham gia lễ hội, người dân, du khách được trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá thung lũng hoa tam giác mạch, hoa Sao nhái tại Mê cung đá (xã Lũng Pù, Khâu Vai)...
Từ ngày 29-4 đến 3-5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra phiên chợ vùng cao với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn” nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5.