Về Ninh Bình, hỏi tên nghệ nhân chạm khắc gỗ Trần Đức Lăng, hầu như giới chơi nhà cổ đều biết. Là một nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, không chỉ nắm giữ nhiều bí quyết, kỹ năng chạm khắc những hoa văn tinh xảo trên gỗ, ông Trần Đức Lăng còn là thợ có kỹ năng nghề tinh xảo, phục chế và hoàn thiện nhiều tác phẩm nghệ thuật trên các công trình di tích văn hóa lịch sử mang tầm cỡ quốc gia.
Trong chuyến sưu tầm, quảng bá dân ca tại Hà Giang gần đây, nhạc sĩ Đoàn Thu Trà đã cho ra mắt ca khúc “Hà Giang quê mình” với những giai điệu đẹp, đậm chất dân ca Mông, lời ca nhẹ nhàng, sâu lắng: “Hà Giang nơi địa đầu Tổ quốc/ Mây bay phủ trắng bản làng quê mình…”.
Kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ", tại Hà Nội.
NghệsĩƯutú (NSƯT) Hải Yến sinh ra trong một gia đình không ai làm nghệ thuật. Bố chị là lính Phòng không - Không quân về nghỉ chế độ, mẹ chị là thanh niên xung phong phong thời kỳ chống Mỹ cứu nước dọc đường Trường Sơn. Chị lớn lên trên mảnh đất Điện Biên Phủ lịch sử, nơi có nhiều nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc anh em. Có lẽ, chính vì vậy mà âm hưởng của những làn điệu dân ca dân tộc Tây Bắc đã ngấm sâu vào tâm hồn Hải Yến từ thửa nào, để rồi kết tinh thành tình yêu và niềm đam mê ca hát lớn lao trong con người chị.
Từ ngày 22 đến 24-10, tại Thừa Thiên Huế, 13 đội Tuyên truyền văn hóa BĐBP của 4 tỉnh Tây Nguyên và 9 tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến KhánhHòa nỗ lực thi tài trong Hội diễn Đội Tuyên truyền Văn hóa tuyến biên giới, biển đảo lần thứ X năm 2019. Trải qua 10 kỳ hội diễn, chất lượng nghệ thuật ngày càng được nâng cao, bám sát chủ đề nội dung và đa dạng sắc màu thông tin tuyên truyền.
Trong các ngày từ 21 đến 25-3, cùng với tuổi trẻ cả nước, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) BĐBP các tỉnh, thành đã phối hợp cùng tuổi trẻ các địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong Tháng Thanh niên 2019, chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2019).
Cách đây 60 năm, ngày 16-3-1959, lần đầu tiên trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, bản nhạc "Vì nhân dân quên mình", nhạc hiệu của Chương trình Phát thanh Quân đội nhân dân (QĐND) đã vang lên khắp cả nước. 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các chương trình của Phát thanh QĐND trở thành tiếng nói tin cậy của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, diễn đàn của lực lượng vũ trang và nhân dân, xứng đáng với sự yêu mến của đồng bào, chiến sĩ cả nước. Nhân sự kiện đặc biệt này, các biên tập viên, phóng viên, phát thanh viên, kĩ thuật viên… của Phát thanh Quân đội đã chia sẻ những kỉ niệm sâu sắc trong quá trình thực hiện chương trình.
Vết thương dù có liền sẹo theo thời gian, nhưng trong tâm khảm người lính từng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam, hơn 4 thập kỷ trôi qua, vẫn là nỗi niềm đau đáu về cuộc chiến, về tình đồng đội…
Với những người dân ở mảnh đất ngã ba biên giới Leng Su Sìn (xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), câu chuyện về người Anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Thọ và công lao to lớn của anh đối với đồng bào dân tộc nơi đây vẫn thường xuyên được nhắc tới. Chúng tôi đã gặp bà Chu Chà Me - người từng được anh Thọ giúp đỡ, hướng những bước đi đầu tiên trong hành trình vượt qua khó khăn, nỗ lực học tập để có tri thức, trở thành người cán bộ, góp phần xây dựng bản, làng.
Trong suốt 60 năm xây dựng và trưởng thành, lĩnh hội sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Trung thành với Đảng, tận tụy với dân”, lực lượng BĐBP đã nỗ lực trên hầu hết các mặt công tác để xây dựng biên giới lòng dân, tạo nên những phong trào, mô hình tiêu biểu được cả nước đồng lòng ủng hộ. Bước chân của bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ Biên phòng về bản, xuống thôn đã thắp lên những ngọn lửa ấm tình người, đem “ý Đảng” nối “lòng dân” nơi biên cương hiểm yếu nhưng sáng tình đất nước.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017), thực hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tri ân các anh hùng, liệt sỹ, người có công với cách mạng.
12 đồn Biên phòng trên mảnh đất Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc sẽ trở thành những "nhân vật chính" của chuỗi chương trình truyền hình "Biên giới là quê hương" do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Giang phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh Hà Giang thực hiện trong năm 2017. Đây là một sân chơi bổ ích cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh Hà Giang, hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả truyền hình nhiều điều mới lạ, hấp dẫn.
Việc vị vua anh minh, tài ba Trần Nhân Tông sau 15 năm cai trị đất nước đã từ bỏ ngai vàng cùng cuộc sống đế vương để lên núi thiêng Yên Tử lập ra Thiền phái Trúc Lâm, vẫn còn là câu chuyện để các thế hệ sau cần phải nghiên cứu và tìm hiểu. Phải chăng, đó là thông điệp gửi gắm của ông về tư duy, nhãn quan dùng Phật pháp để cứu độ muôn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một buổi sáng mùa xuân, tình cờ tôi mở ti vi và trên màn hình hiện lên hình ảnh một cô ca sỹ xinh đẹp đang hát về Trường Sa. Giọng hát hồn nhiên, trong vắt, với những giai điệu say đắm lòng người cuốn hút tôi. Có thể tôi là một người lính đã đi qua cuộc chiến tranh khốc liệt nên mỗi lời hát, mỗi hình ảnh, mỗi ngọn cỏ, gốc cây ở Trường Sa, nơi tôi đã từng đến bỗng gợi lên biết bao cảm xúc. Cũng có thể vì tôi là một nhà thơ đã từng viết nhiều bài thơ về mùa xuân và biển: Biển đêm với cánh tay đêm dịu dàng... Cũng có thể vì tôi là người miền biển, sinh ra và lớn lên trong tiếng sóng đưa nôi, trong tiếng chim Hải âu chao liệng trên đầu... Tôi cứ ngồi lặng đi trong tiếng hát "Đừng ví em là biển, em chỉ là em thôi...".
Cứ mỗi lần đất nước ta tiến hành kỷ niệm các sự kiện lớn, các thế lực thù địch, phản động lại tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc, hòng hạ thấp ý nghĩa của các sự kiện đó. Lần này cũng vậy, khi nước ta đang chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thì chiêu trò này lại tái diễn, nhưng với thủ đoạn nguy hiểm hơn, hòng phủ nhận thành quả cách mạng của nhân dân ta từ ngày có Đảng. Bởi vậy, chúng ta phải nhận rõ thủ đoạn thâm độc đó của chúng để kiên quyết lên án, bác bỏ là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.