BĐBP Lai Châu: 16 thí sinh tham gia Hội thi “Tài năng binh nhì” năm 2023
Ngày 30/5, Đoàn cơ sở Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu) tổ chức Hội thi “Tài năng binh nhì” năm 2023.
Ngày 30/5, Đoàn cơ sở Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu) tổ chức Hội thi “Tài năng binh nhì” năm 2023.
Sau 4 năm tạm dừng vì dịch Covid-19, sáng nay, 29/5, Viện nghiên cứu bảo tồn và Phát huy Văn hoá dân tộc y hợp với Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức trao giải thưởng Đào Tấn cho các tập thể và cá nhân có đóng góp tích cực trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Những năm gần đây, công tác văn học, nghệ thuật (VHNT) trong BĐBP đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng. Đội ngũ văn nghệ sĩ quân hàm xanh cũng đã nỗ lực sáng tạo về đề tài “Bộ đội Cụ Hồ” nói chung và người chiến sĩ Biên phòng nói riêng với những góc nhìn mới. Điều đó chứng tỏ sự phong phú không chỉ ở khía cạnh nghệ thuật, mà còn phong phú cả về nội dung, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống quân đội và phản ánh được tâm tư, tình cảm, ý chí, nhịp sống của người chiến sĩ hôm nay. Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP về vấn đề này.
Được phát động từ năm 2008, Cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (gọi tắt là CVĐ) đã thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, phóng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia với hàng nghìn tác phẩm, công trình, ấn phẩm. Năm 2022, CVĐ cũng được toàn quân, toàn dân hưởng ứng rộng rãi, trong đó có lực lượng Biên phòng. Thông qua CVĐ đã góp phần lan tỏa sâu rộng giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội.
Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2023), thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Điện Biên, các tổ chức Đoàn của BĐBP Điện Biên đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cho bộ đội dưới hình thức phong phú, đa dạng. Thông qua các hoạt động đó đã góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước trong mỗi đoàn viên, thanh niên.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự lễ khai mạc SEA Games 32, cùng đại diện lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Timor Leste.
Tối 4/5, tại Học viện Biên phòng (Sơn Tây, Hà Nội), Cục Chính trị BĐBP phối hợp với Thư viện Quân đội, Học viện Biên phòng tổ chức Giao lưu văn học nghệ thuật “Người chiến sĩ quân hàm xanh trong các tác phẩm văn học nghệ thuật”. Dự chương trình giao lưu có Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP; Đại tá Khuất Văn Tuấn, Giám đốc Học viện Biên phòng; Thiếu tướng Nguyễn Thái Sinh, Chính ủy Học viện Biên phòng; Thiếu tá Đỗ Phương Linh, Phó Giám đốc Thư viện Quân đội.
Ít ai biết rằng, nhạc sĩ Thế Việt, nguyên Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn (Thanh Hóa) từng là một người lính Biên phòng. Với ông, thời kỳ phục vụ trong Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) mang lại cho ông nhiều cảm xúc và niềm tin về con đường âm nhạc phía trước.
Đối với các nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Văn công BĐBP, đi đến mọi miền biên cương của Tổ quốc biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt chặng đường 64 năm qua của đơn vị. Trong mỗi chuyến lưu diễn đã để lại trong những nghệ sĩ, diễn viên nhiều tình cảm và kỷ niệm đẹp. Trong chuyến lưu diễn 15 ngày vừa qua tại các tỉnh biên giới Tây Nguyên, Đoàn Văn công BĐBP đã có chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở khu vực biên giới.
“Trong 10 năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong Quân đội đã được thực hiện bài bản, quy mô và nghiêm túc, chú trọng đổi mới cách thức tổ chức, vừa bảo đảm triển khai trên diện rộng, vừa tổ chức theo chiều sâu gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị trong Quân đội. Nhiều hình thức, mô hình hay, cách làm hay đã được áp dụng hiệu quả, có giá trị, được nhân rộng không chỉ trong toàn quân mà cả trong các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước” - Ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBDGPL Trung ương, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đánh giá.
Thời gian qua, BĐBP Cà Mau đã thể hiện rất tốt vai trò chủ lực và tinh thần quyết liệt trong triển khai thực hiện phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Phùng Đức Hưng, Chỉ huy trưởng BĐBP Cà Mau.
Giới nhạc sĩ trong cộng đồng Khmer Nam Bộ có rất nhiều người tài hoa, nổi tiếng với những tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng truyền thống đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Nhưng số nhạc sĩ có nhiều công phu tìm tòi sáng tạo để làm mới âm nhạc Khmer truyền thống chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT), nhạc sĩ Sơn Lương, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng và hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn hóa nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng.
Hơn 1 năm qua, thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (gọi tắt là Đề án 1371), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, từng bước hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án và tích cực triển khai công tác PBGDPL ở khu vực biên giới.
Ngày 23/12, tại tỉnh Tây Ninh, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức tọa đàm với chủ đề “Chung tay lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật”. Dự tọa đàm có Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP; lãnh đạo Cục Chính trị BĐBP, Cục Chính trị Quân khu 7, Sở Tư pháp Tây Ninh; đại diện Bộ Chỉ huy BĐBP 10 tỉnh biên giới đất liền từ Kon Tum đến Kiên Giang.
Tây Nguyên vốn là vùng đất có nền văn hóa truyền thống đặc sắc lại thêm quá trình di cư từ khắp mọi miền đất nước mà nền văn hóa tại đây ngày càng trở nên sinh động, đa dạng và phong phú. Sáng tạo văn học nghệ thuật trong đa dạng văn hóa các dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên là nhiệm vụ lớn lao và vô cùng quan trọng trong mọi giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong tình hình hiện nay.