Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ ba, 06/06/2023 02:51 GMT+7

Từ khóa: "nghề đan cỏ bàng"

Quân và dân cùng xuống đồng ngày đầu năm ở bản biên giới Ka Ai

Quân và dân cùng xuống đồng ngày đầu năm ở bản biên giới Ka Ai

Ở bản Ka Ai vào những ngày đầu năm mới, tiếng máy cày vang lên xình xịch trên cánh đồng lúa nước. Những “nông dân áo lính” đang cần mẫn với chiếc máy cày bánh sắt miệt mài làm việc trên cánh đồng. Trung tá Phan Văn Năm, cán bộ Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo, BĐBP Quảng Bình trên mặt lấm tấm bùn đất cho biết: “Cho máy chạy để bà con biết vụ mùa đã bắt đầu”.

Trưởng thành từ người lính nghĩa vụ

Trưởng thành từ người lính nghĩa vụ

Từ một chiến sĩ nghĩa vụ, trải qua gần 10 năm trong môi trường quân ngũ, với sự nỗ lực, vươn lên của bản thân, Thượng úy Danh Sóc Kha, Trợ lý công tác quần chúng, Phòng Chính trị, BĐBP Kiên Giang giờ đây đã trở thành một tấm gương mẫu mực, tận tụy, trách nhiệm trong các phong trào thi đua của BĐBP tỉnh. Bằng những việc làm thiết thực, anh đã ghi tên trên nhiều bảng thành tích, là “cầu nối” vững chắc cùng bà con dân bản trong các hoạt động dân vận trên tuyến đầu biên giới.

An vui bên đồng cỏ bàng

An vui bên đồng cỏ bàng

Ráng chiều đỏ rực buông xuống cánh đồng cỏ bàng xâm xấp nước, xanh mướt tạo nên khung cảnh kỳ ảo ở vùng biên Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Rải rác, những tốp người cuối cùng rời cánh đồng với những bó cỏ bàng nặng trĩu. Cọng cỏ bàng dẻo dai giữa vùng đất sình lầy, phèn mặn đã và đang tạo nên cuộc sống an vui, trù phú cho đồng bào Khmer quần cư bên cánh đồng.

Đổi cỏ lấy… vàng

Đổi cỏ lấy… vàng

Xưa kia, ở vùng biên giới Phú Mỹ (huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang), cỏ bàng được coi là một loài cây hoang dại, ngoài việc dùng để chế ra vài thứ đồ dùng lặt vặt trong nhà thì hầu như chẳng có giá trị gì. Thế nhưng bây giờ, đối với đồng bào Khmer ở địa phương, cây cỏ bàng đã trở thành “cây bạc, cây vàng” nhờ giá trị kinh tế cao của nó mang lại thông qua những món hàng độc đáo được xuất khẩu ra nước ngoài.

Biên giới, mùa cỏ bàng

Biên giới, mùa cỏ bàng

Nhiều người ví vùng biên giới Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) là "vương quốc" của cây cỏ bàng, cách đây mấy năm, tại đây còn có cả một dự án bảo tồn đồng cỏ bàng hoang dã với số vốn đầu tư hàng tỷ đồng nhằm bảo vệ loài cây cỏ mọc hoang, giữa bạt ngàn ở vùng biên giới này. Tuy nhiên, thực tế thì ở vùng Mộc Hóa (tỉnh Long An), cây cỏ bàng mới đem lại nguồn thu trực tiếp cho người nông dân.

Tiếng ai giã bàng...

Tiếng ai giã bàng...

Trong chuyến công tác miền Tây Nam Bộ cuối năm ngoái bằng chiếc xe Jeep của BĐBP Kiên Giang, Thượng sĩ Nguyễn Văn Thọ, lái xe đã bật đĩa CD những ca khúc mang âm hưởng Nam Bộ trong suốt cả hành trình. Trong số ấy, bài hát “Con kênh xanh xanh” của nhạc sĩ Ngô Huỳnh vốn đã rất quen thuộc với mọi người bỗng trở nên rộn ràng, tươi mới hơn, khi chúng tôi được nhìn ngắm những dòng kênh xanh ngát và cảm nhận giai điệu ấm áp, chan hòa tình quân dân, tình yêu đôi lứa. Khi nghe đến câu hát: “Chiến khu bừng vui ấm bao lòng dân quê tôi/ Tiếng ai giã bàng nhịp nhàng như tiếng lòng tôi...”, tôi mới rụt rè đem điều mà tôi thắc mắc bấy nay ra hỏi Thọ xem giã bàng để làm gì và tại sao phải giã?

ZALO