Thật khó có thể hình dung về vùng đất mà 1 năm có tới 9 tháng mưa, 3 tháng còn lại ngày mưa nhiều hơn ngày nắng. Nằm trên đỉnh Trường Sơn, giữa bồng bềnh mây trắng, không một mái nhà dân, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sông Thanh, BĐBP Kon Tum vẫn sống vui, sống khỏe, sát cánh cùng cán bộ, chiến sĩ Đại đội Bảo vệ biên giới 532, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sê Kông (Lào) bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.
Từ thị xã Bảo Lạc hỏi thăm đường đến nhà lương y Sùng A Tú không khó. Bởi nhiều năm nay, ông được đồng bào các dân tộc biết đến với biệt tài chữa tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não, giúp người liệt giường chiếu đi lại được. Không những thế, nhiều người từ miền xuôi có người nhà mắc bệnh hiểm nghèo cũng cất công lên đây những mong "gặp thầy, gặp thuốc" để có thể hồi phục sức khỏe.
Để hạ thủy một con tàu sắt thì phải qua tay hàng chục kỹ sư, còn tàu gỗ của ngư dân vượt ngàn hải lý trên biển thì chỉ vài nét bút của nghệ nhân làng chài. Ông Nguyễn Tấn Viện, nghệ nhân đóng tàu trong gia đình 4 đời, từ ghe mê lên tàu gỗ, là một ví dụ.
Động Mang cao hơn 800 mét trên đỉnh Trường Sơn phát nguyên một mạch nước, chia ra hai dòng. Dòng chảy về sườn Đông thành sông Bến Hải, dòng chảy về Tây qua đất bạn Lào là Sê-băng-hiêng, con sông lắm thác nhiều ghềnh, là tọa độ lửa trên đường Hồ Chí Minh năm xưa. Bên dòng Sê-băng-hiêng từ ngày chưa giải phóng, đồng bào Vân Kiều của xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã cùng Đồn BP Cù Bai kết nghĩa chăn sui, củ sắn để giữ cho con đường Hồ Chí Minh luôn thông mở, để những chuyến xe chở hàng, hoặc đưa bộ đội hướng về miền Nam chiến đấu, mặc cho thám báo, biệt kích, mặc cho mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Và nay, xã anh hùng và Đồn BP Cù Bai hai lần anh hùng cùng chung lưng đấu cật, vượt khó vì sự bình yên nơi biên cương Tổ quốc.