Trung tá Tạ Tấn Hoàng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Xín Cái, BĐBP Hà Giang cho biết: Đầu tháng 5/2021, đơn vị đã tiếp nhận hàng trăm người Việt Nam do lực lượng chức năng phía Trung Quốc trao trả, trong đó có số công dân cư trú bất hợp pháp và người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới. Trong khi lập danh sách số công dân trên để đưa đi cách ly phòng chống dịch Covid-19, chúng tôi nhận thấy, trong số đó, có một phụnữ trẻ dân tộc Mông có những biểu hiện khác thường, lo lắng và không chịu khai báo nguyên do vì sao lại xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc.
Nhằm chia sẻ khó khăn trước mắt và “tính chuyện lâu dài” cho phụnữ đồng bào dân tộc thiểu số, Hội Liên hiệp Phụnữ (LHPN) huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và Đồn Biên phòng Dào San, BĐBP Lai Châu đã phối hợp triển khai Chương trình “Đồng hành cùng phụnữ biên cương” với nhiều hoạt động thiết thực. Những phần quà ý nghĩa, mô hình hiệu quả và kế hoạch dài hơi hứa hẹn những điều tốt đẹp trong một tương lai gần.
Ngày 31/3, thừa ủy quyền của đồng chí Tư lệnh BĐBP, Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP đã chủ trì giao ban Bộ Tư lệnh BĐBP tháng 3/2023. Dự giao ban có các đồng chí thủ trưởng Bộ Tư lệnh, Bộ Tham mưu, các Cục và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP.
Mỗi người một lứa tuổi, một hoàn cảnh, phụnữ vùng cao Lào Cai dù là thủ lĩnh phong trào hay nông dân vượt khó làm giàu, điểm chung của họ là sự năng động, sáng tạo, đặc biệt kiên trì với lựa chọn.
Những năm qua, Hội Phụnữ Thanh lịch thành phố Đà Nẵng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thẩm mỹ, tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và trở thành một nét đẹp trên hành trình xây dựng thành phố đáng sống.
Chị Nguyễn Thị Mẫn Vy ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam được đông đảo người tiêu dùng biết đến bởi đã sản xuất thủ công ra sản phẩm mỹ phẩm bằng những nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà. Chị đã gây dựng thương hiệu Hoa Mẫn Vy - mỹ phẩm thiên nhiên handmade (làm thủ công) an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19, dự án của chị phải dừng lại để rồi một cơ duyên khác đưa chị đến với men tỏi đen.
May mắn được đi du học, chị Sity Hara có cơ hội tiếp cận nhiều tư tưởng tiến bộ, quay trở về làm việc tại Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang. Chị đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phụnữ Chăm bước ra khỏi nếp nhà, động viên họ phấn đấu lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, mạnh dạn thể hiện khả năng đóng góp vào sự phát triển cho cộng đồng. Bên cạnh đó, chị cũng thực hiện hàng loạt các hoạt động an sinh xã hội, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng.
Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số ở Lào Cai đã thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực khi được thụ hưởng Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” (GREAT) do Chính phủ Australia tài trợ. Tham gia dự án, người dân, trong đó chủ yếu là phụnữ được tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ nguồn sinh kế bền vững, các hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp do phụnữ làm chủ có thu nhập ổn định, đời sống ấm no.
“Hương bột - phát triển cùng nông dân” là “đứa con tinh thần” chứa đựng nhiều tâm sức của chị Lê Thị Hương, phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong 20 ý tưởng sáng tạo khởinghiệp tỉnh Quảng Nam năm2019. Với tâm huyết của mình, chị Hương đã biến ý tưởng khởinghiệp của mình thành sản phẩm OCOP hạng 3 sao và hiện giờ mang lại thu nhập ổn định cho chị cũng như bà con nông dân trong chuỗi liên kết sản xuất.
Thực hiện “Hệ sinh thái khởinghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2017-2025”, các sở, ngành tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm kết nối, hỗ trợ các đối tượng, nhất là tầng lớp thanh niên và phụnữkhởinghiệp. Qua sự hỗ trợ về truyền thông, tập huấn kỹ năng cũng như nguồn vốn vay, nhiều dự án khởi sự kinh doanh của phụnữ đã được thị trường đón nhận.
“Đội đua thuyền nam xã Hải Ninh đoạt giải Nhất là xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Dân ở ngoài đó bây giờ giàu ghê gớm, họ sống tình nghĩa, thực chất, cơn đại hồng thủy năm 2020, dân Hải Ninh đưa thuyền vào cứu người dân các xã Duy Ninh, Tân Ninh, Hiền Ninh” - ông Lê Tùng, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình xem đua thuyền trên sông Nhật Lệ tắc lưỡi khen.
Với quan điểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) và miền núi. Mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông ở vùng DTTS và miền núi được củng cố và phát triển. Các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều đã có lớp mầm non, tiểu học; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở; các huyện đều có trường trung học phổ thông và nhiều trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt, mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), bán trú đã có đóng góp lớn trong tạo nguồn, phát triển nhân lực chất lượng cho vùng DTTS và miền núi.
Hơn 30 năm công tác, Thượng tá Nguyễn Xuân Linh, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay, BĐBP Quảng Trị luôn nỗ lực, phấn đấu và ở cương vị nào, anh cũng phát huy tốt vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong sâu thẳm người sĩ quan Biên phòng này, anh luôn cố gắng để xứng đáng với niềm tự hào được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng bên vĩ tuyến 17.
Đêm. Trên đường mòn biên giới trập trùng thuộc mốc 1225, thôn Chi Ma, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, tôi cùng đội công tác của BĐBP Lạng Sơn thực hiện chuyến tuần tra. Trên đường hành quân, các anh kể cho tôi nghe về những vụ án mua bán người và giải cứu nạn nhân trên đường biên giới. Từ năm 2015 đến nay, BĐBP Lạng Sơn liên tục tiếp nhận, điều tra, phá nhiều chuyên án, vụ án mua bán phụnữ, trẻ em, giải cứu nhiều nạn nhân trở về với gia đình. Trong đó, có cả những nạn nhân bị mua bán mới vài ngày tuổi…
Bằng nghị lực, quyết tâm và trí tuệ, phụnữ quân đội (PNQĐ) đã và đang phát huy phẩm chất đoàn kết, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, tự tin tỏa sáng trên tất cả các lĩnh vực công tác. Trong đại dịch Covid-19, nữ quân nhân, trong đó có nữ quân nhân Biên phòng (BP) một lần nữa khẳng định vai trò của mình, luôn giữ vững tâm thế khi ở trên tuyến đầu chống dịch và là hậu phương vững chắc, lan tỏa yêu thương tới cộng đồng.