Sinh năm 1983 tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhạc sĩ Tô Văn (tên đầy đủ là Tô Ngọc Văn, hiện là giáo viên môn Âm nhạc tại Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đã gắn bó với mảnh đất và con người Lai Châu từ hơn 10 năm trước. Với tài năng âm nhạc thiên phú cùng tình yêu cháy bỏng, anh đã đưa được “hồn” mảnh đất này vào trong âm nhạc.
Thời gian nghỉ Hè, Xồng Bá Tu và Xò Bá Xa - 2 cậu con nuôi của Đồn Biên phòng Nậm Càn, BĐBP Nghệ An chỉ về thăm gia đình, người thân vài hôm, rồi trở lại doanh trại đơn vị BĐBP. Hằng ngày, các em tham gia lao động cùng bộ đội và duy trì việc học bài với quyết tâm vươn lên để thay đổi cuộc đời và không phụ lòng những người bố nuôi mang quân hàm xanh.
Hơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật múa, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Chu Thúy Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam vẫn theo sát bước chân các nghệ sĩ đến từng xã, từng bản làng, sưu tầm, phục dựng rồi sáng tạo ra những điệu múa mới. Những điệu múa của bà mang đậm dấu ấn về chiều sâu vănhóa, lịch sử dântộc, thấm đẫm hồn núi sông và điểm tô cho lịch sử nước nhà.
Là người con của quê lúa Thái Bình, nhưng nhạc sĩ Huy Thông lại gắn bó với mảnh đất Điện Biên từ nhiều năm nay. Đắm mình trong vănhóa vùng Tây Bắc đã là nguồn cảm hứng để anh sáng tác nhiều ca khúc có giá trị về mảnh đất này bằng tình yêu và trách nhiệm, bằng sự thổn thức của con tim mình.
“Đối với chúng mình, Chie - dù pù dù pà ơi là một cái tên mang rất nhiều tình cảm, mỗi lần nghe bà con nói “Pù pà ơi!” (Rừng núi ơi!) là một lần thương mến. Ở Chie, món gì cũng mộc mạc, đơn sơ, đều “dù pù dù pà - ở rừng, ở núi về” - chị Trương Thị Thu Thủy giãi bày.
Phố Là là xã biên giới phía Nam huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trong xã có 7 thôn, bản với 4 dântộc thiểu số sinh sống gồm Mông, Pu Péo, Cờ Lao, Hoa, trong đó, Pu Péo là 1 trong số 5 dântộc rất ít người (dân số dưới 1.000). Nhờ việc phát huy hương ước, quy ước vào trong đời sống, đến nay, đồng bào dântộc thiểu số ở Phố Là đã xóa bỏ được các phong tục, tập quán lạc hậu, bảo tồn và phát huy được bản sắc vănhóa đặc sắc của mỗi dântộc, xây dựng đời sống vănhóa tiên tiến, văn minh.
Trong những năm vừa qua, không chỉ gìn giữ, bảo tồn bản sắc vănhóadântộc, với thế mạnh là tỉnh biên giới có đông đồng bào dântộc thiểu số với phong phú các lễ hội, phong tục, nghi lễ độc đáo khác nhau, nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai đã biết tận dụng và phát huy lợi thế để thực hiện lợi ích kép, biến di sản thành tài sản…
Chư Tan Kra từng là một cao điểm chiến đấu trong năm 1968, nơi ấy có những người lính quê ở Hà Nội đã chiến đấu cùng đồng bào và ngã xuống. Qua hơn nửa thế kỷ, chiến địa năm xưa đã thay đổi nhiều, từ vùng núi hoang sơ, bốn mùa mây mờ che phủ, bây giờ, Chư Tan Kra và cả xã Ya Xiêr đã trở thành vùng đất đầy sức sống.
Ngày 17-5, tại Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động, BĐBP tỉnh Thanh Hóa, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ khai giảng lớp học tiếng dântộcMông cho các học viên là cán bộ, công chức tại các huyện, xã, thị trấn có đồng bào Mông sinh sống và sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại các đồn Biên phòng tuyến biên giới đất liền của tỉnh.
68 năm trôi qua, nhưng đường lối "kháng chiến toàn diện" của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với thành tựu lớn nhất là thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn nguyên giá trị.
Tham gia lễ hội, người dân, du khách được trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá thung lũng hoa tam giác mạch, hoa Sao nhái tại Mê cung đá (xã Lũng Pù, Khâu Vai)...
Từ ngày 29-4 đến 3-5, tại Làng Vănhóa - Du lịch các dântộc Việt Nam sẽ diễn ra phiên chợ vùng cao với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn” nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5.
Trong dòng chảy của đời sống hiện đại, bản sắc vănhóa, ngôn ngữ của đồng bào dântộc vùng biên ít nhiều bị mai một, vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị vănhóa vùng biên là vấn đề cấp thiết.
Trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, những ngôi nhà hữu nghị đã được xây dựng dọc tuyến biên giới đất liền giữa hai nước. Nhờ đó, nhân dân hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc có thêm địa điểm và điều kiện để giao lưu, gặp gỡ, sinh hoạt vănhóa, nâng cao đời sống tinh thần, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, cùng nhau giữ vững trật tự an toàn xã hội ở vùng biên, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.
Triển khai từ năm 2015, Đề án giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dântộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015-2025 (Đề án 498) đã góp phần tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và từ chính người dân.