Trong những năm gần đây, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được bảo tồn, phát huy, tạo dấu ấn đậm nét không chỉ trong nước, khu vực mà lan tỏa ra tầm thế giới, điển hình là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là thành quả của một quá trình vượt khó vươn lên, thể hiện sự quan tâm, chăm lo sâu sắc của Đảng, Nhà nước, với quyết tâm không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau...
Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 19/11/1958 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) “Về việc xây dựng lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên cương”, ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biênphòng); Nghị định nêu rõ: “Thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị Công an biênphòng, Cảnh sát vũ trang thành một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biênphòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an”. Từ đó, ngày 3/3 hằng năm trở thành Ngày Truyền thống của Bộ đội Biênphòng (BĐBP).
Kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc và quán triệt quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách vận dụng vào sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới (BVBG) quốc gia; đặc biệt, ngày 22-2-1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 16-HĐBT về việc tổ chức NgàyBiênphòng 3-3 hằng năm, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị (HTCT), toàndân, toàn quân tham gia BVBG.
Qua 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, BĐBP luôn khẳng định rõ vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu. Những năm qua, BĐBP đã không ngừng phát huy bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nên truyền thống vẻ vang, được Đảng, Nhà nước đánh giá cao, chính quyền và nhân dân các địa phương ghi nhận.
Ngày 2-3, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống BĐBP tỉnh Trà Vinh (2/3/1961-2/3/2021). Tới dự buổi lễ có đồng chí Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh; Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP.
Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 là giai đoạn hết sức "đặc biệt" đối với Bộ đội Biênphòng, nhất là với gần 10.000 cán bộ, chiến sỹ quân hàm xanh làm nhiệm vụ ở các chốt chống dịch Covid-19.
Luật Biênphòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11-11-2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022. Luật gồm 6 chương, 36 điều, quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biênphòng. Nhìn lại quá trình xây dựng, ban hành Luật BPVN và những yêu cầu về tổ chức thực hiện trong thời gian tới có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong tình hình hiện nay.
Trao đổi với phóng viên Báo Biênphòng, Đại tá Phan Đình Hoài, Trưởng phòng Quân y, Cục Hậu cần BĐBP cho biết, ngành quân y BĐBP đã triển khai nhiều biện pháp nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ BĐBP đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên các tuyến biên giới.
Sáng 26-2, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Lê Văn Phước vừa ký quyết định số 328/QĐ-UBND, phê duyệt phương án thu chi phí xét nghiệm Covid-19 đối với người nhập cảnh vào An Giang thực hiện cách ly y tế tập trung theo quy định của Bộ Y tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 25-1-2021 đến ngày 1-2-2021, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình,
Gần 60 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký công bố Pháp lệnh quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP). Sự kiện này được đăng trên trang nhất báo Công an vũ trang (nay là báo Biênphòng, kèm theo những bài viết khơi dậy tinh thần hết lòng vì nhân dân phục vụ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới, giới tuyến, các cơ quan đầu não Trung ương.
"Chiến lược của chúng ta là 100 triệu dân được tiêm vắcxin" Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ đồng thời cho rằng không thể một lúc đủ cho cả trăm triệu dân mà phải có thứ tự ưu tiên.
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tổ chức phong trào toàndân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 01) đã cho thấy sức lan tỏa sâu rộng tại các tỉnh, thành phố biên giới của cả nước. Các địa phương tiếp tục củng cố, nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo trong nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị hỗ trợ BĐBP hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
Hiện có 51 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại. Tám tỉnh, thành phố, trong đó có Hải Dương (trên cơsở xem xét việc đi học trở lại của từng địa phương) dự kiến sẽ cho học sinh đi học từ 1-3.
Những năm qua, BĐBP thành phố Đà Nẵng đã luôn sát cánh với các địa phương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ nhân dân, nhất là bà con ngư dân trong hành trình vươn khơi khai thác hải sản. Bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, BĐBP thành phố Đà Nẵng đã trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương... Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Trần Công Thành, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP thành phố Đà Nẵng.