Sáng 17-1, Bộ Chỉ huy BĐBP Phú Yên phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ thuộc Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và Hội từ thiện An Bình (TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức trao tặng 300 suất quà tết cho người dân nghèo, các hộ gia đình chính sách khó khăn trên địa bàn biên giới biển tỉnh Phú Yên.
Những ngày cuối năm, khi các cư dân thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương chỉnh trang đô thị chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, tôi có mặt tại phường Bình Thuận, quận 7. Người dân ở đây hết lời ca ngợi và cám ơn một Cựu Chiến binh (CCB) BĐBP đã tình nguyện hiến 25m2 đất ở để mở rộng đường hẻm, giúp bà con khu phố có con đường khang trang, sạch đẹp.
Nằm cuối dòng sông Kiến Giang và tiếp giáp với phá Hạc Hải, hàng năm người dân thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đều bị lũ gây ngậpúng thời gian dài. Trong trận lũ lịch sử tháng 10-2020, nhân dân trong thôn phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản. Họ luôn mơ ước có được căn nhà vượt lũ để yên tâm lao động, sản xuất.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ước tính, tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ tại các tỉnh miền Trung từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 11-2020 là trên 30.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Để phục hồi sản xuất nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn, Bộ NN&PTNT đã đề ra các nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài.
Vừa qua, dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được công bố rộng rãi đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó, có các tổ chức quần chúng trong BĐBP. Từ ngày 7-11, các tổ chức quần chúng thuộc BĐBP các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP đã tiến hành nghiên cứu, thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến vào những điểm mới trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với hơn 3.000 lượt ý kiến phát biểu trực tiếp tại các hội nghị.
Không chỉ bị lũ lụt gây ngậpúng kéo dài, 34 hộ dân với 152 nhân khẩu đồng bào dân tộc Vân Kiều ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình còn đối diện với nguy cơ sạt lở đất. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Mô, BĐBP Quảng Bình đã dựng lán bạt tạm thời, tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đồng thời, bám địa bàn hỗ trợ nhân dân vượt qua khó khăn trước mắt, chờ được chuyển đến khu vực tái định cư.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 13 giật cấp 12 ngay trên bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong chiều 15-11, sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp.
Rạng sáng 15-11, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 13, đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, dự báo sáng cùng ngày ở Quảng Trị, trên đất liền có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
Chiều 14-11, Thượng tá Lê Đình Huân, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Làng Mô, BĐBP Quảng Bình cho biết, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương di dời toàn bộ 34 hộ/152 nhân khẩu ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ra khỏi bản đến các vị trí an toàn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 14-11, vị trí tâm bão số 13 ở khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng đến Thừa Thiên Huế khoảng 170 km, cách Quảng Trị khoảng 300 km về phía Đông Đông Nam.
Sáng 14-11, tất cả tàu thuyền và ngư dân địa phương đã vào bờ tránh trú an toàn trước khi bão số 13 đổ bộ. Do tính chất phức tạp, khó lường, có khả năng bão đổ bộ vào địa bàn các tỉnh miền Trung sớm hơn dự kiến. Hiện, các đơn vị BĐBP trên tuyến biển đang khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương, hỗ trợ nhân dân triển khai công tác ứng phó. Bên cạnh đó, các đơn vị BĐBP cũng đã chuẩn bị nhân lực, phương tiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 14-11, vị trí tâm bão số 13 ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng đến Thừa Thiên Huế khoảng 380 km, cách Quảng Trị khoảng 460 km về phía Đông Đông Nam.
Bão số 12 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa trưa ngày 10-11. Như vậy, chỉ trong hơn 1 tháng qua, khu vực miền Trung hứng chịu liên tiếp 8 cơn bão. Điều đáng lưu ý là thiệt hại do bão gây ra trên biển chỉ chiếm phần nhỏ so với hậu quả của mưa lũ do hoàn lưu của các cơn bão. Do đó, các địa phương cần quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với bão lũ, đặc biệt là trong bối cảnh bão Vamco đang tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 13 trong năm nay với cường độ rất mạnh.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường trong ngày và đêm 8-11, trên biển từ Vịnh Bắc Bộ đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 7-9, biển động mạnh, sóng cao từ 1,5-4m.