Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, BĐBP Nghệ An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), góp phần cùng cả nước quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam.
Những năm qua, tỉnh An Giang đã thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Đối với vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, vấn đề chất lượng nhân lực của khu vực này được đánh giá là “vùng trũng” của cả nước, cần định hướng ưu tiên để giải quyết tình hình, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Hà Giang phải tập trung thúc đẩy giải ngân đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực.
Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc. Nhờ vậy, diện mạo vùng đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc, cuộc sống ngày càng ổn định.
Chỉ tiêu phát triển kinh tế có liên quan mật thiết đến các chỉ số bảo đảm an sinh xã hội bởi lẽ không thể nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm phúc lợi xã hội dựa trên một nền kinh tế yếu kém.
Đến thời điểm này, Nậm Pồ vẫn đang là huyện có tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Thực tế phát triển của huyện trong gần 10 năm qua đã khẳng định, chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Huyện phấn đấu giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện giảm bình quân hàng năm từ 6% trở lên. Đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 30%.
Cử tri và nhân dân hoan nghênh Quốc hội đã kịp thời tổ chức các kỳ họp bất thường để xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về chính sách phục hồi phát triển kinh tế-xã hội...
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là Ủy ban châu Âu sẽ kiểm tra việc khắc phục “thẻ vàng” trong khai thác hải sản của Việt Nam. Cùng với các lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương, BĐBP Nghệ An đang quyết liệt triển khai các biện pháp tuyên truyền cho ngư dân về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Nhờ chủ động, linh hoạt trong công tác và luôn tận hiếu với dân, những người lính quân hàm xanh nơi vùng biên viễn Hà Giang, Cao Bằng luôn được chính quyền, quần chúng nhân dân tin yêu, ủng hộ, coi là con, là em trong một nhà… Đó là chính động lực, nguồn cổ vũ lớn lao giúp cho BĐBP Hà Giang và Cao Bằng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến kiến nghị cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, giữ an toàn quá mức cần thiết.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có kết luận yêu cầu các bộ và hiệp hội quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản.
Với quyết tâm cùng ngành thủy sản cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), thời gian qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Kiên Giang đã tích cực chỉ đạo các đồn, trạm Biên phòng trong toàn tỉnh chủ động phối hợp cùng các lực lượng, ban, ngành, đoàn thể tập trung vào công tác tuyên truyền chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Với sự quyết liệt trong triển khai các biện pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của BĐBP Thanh Hóa và các cơ quan chức năng, hoạt động đánh bắt hải sản tại vùng biển Thanh Hóa trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số lượng tàu cá vi phạm về khai thác IUU đã giảm mạnh. Ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, góp phần phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển của Tổ quốc.
Hiện nay, tỉnh An Giang có 29 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, trong đó, có 14 làng nghề và 15 làng nghề truyền thống, với 3.706 hộ sản xuất - kinh doanh, 11.482 lao động có việc làm thường xuyên. Đến với An Giang, du khách sẽ được trải nghiệm, tham quan các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất hàng đặc sản để tìm hiểu các giá trị văn hóa và thỏa thích mua sắm các sản phẩm đặc trưng truyền thống.